Cách hạch toán kết chuyển cuối kỳ (Lãi lỗ, Thuế)

Các bút toán kết chuyển cuối kỳ theo Thông tư 200 và 133 như: Hạch toán kết chuyển thuế GTGT, kết chuyển lãi lỗ, Doanh thu, chi phí, giá vốn, xác định kết quả kinh doanh…

Các bút toán kết chuyển cuối kỳ gồm: Kết chuyển cuối Tháng, cuối Qúy cuối Năm:
    – Các bút toán kết chuyển cuối Tháng như: Kết chuyển thuế GTGT (nếu kê khai theo Tháng); Hạch toán tiền lương và các khoản trích BH; Thuế TNCN; Phân bổ chi phí trả trước; Trích khấu hao TSCĐ; Giá vốn …
    – Các bút toán kết chuyển cuối Qúy như:
Kết chuyển thuế GTGT (nếu kê khai theo Qúy); Hạch toán nộp tiền thuế TNCN (nếu kê khai theo Qúy); Hạch toán thuế TNDN tạm nộp (nếu có) …
    – Các bút toán kết chuyển cuối Năm như: Kết chuyển Doanh thu, thu nhập khác; Kết chuyển chi phí, giá vốn, chi phí khác; Các khoản giảm trừ doanh thu; Chi phí thuế TNDN; Xác định kết quả hoạt động kinh doanh …
-> Cụ thể như sau:

——————————————————————————
 

Cách hạch toán các bút toán kết chuyển cuối Tháng:

1, Hạch toán kết chuyển thuế GTGT cuối tháng:
 
Chú ý: Những DN kê khai thuế GTGT theo pp khấu trừ mới thực hiện việc hạch toán kết chuyển thuế GTGT nhé (DN kê khai thuế GTGT theo pp trực tiếp thì không nhé, vì không có TK 133)

Việc kết chuyển thuế GTGT là việc bù trừ giữa số thuế GTGT đầu ra phải nộp với số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ => Kết quả là để biết được DN có phải nộp thuế GTGT hay còn được khấu trừ thuế GTGT:
    – Nếu Đầu vào < Đầu ra => Phải nộp thuế GTGT (Lấy đầu ra – đầu vào = số chênh lệch)
    – Nếu Đầu vào
= Đầu ra => Không phải nộp thuế GTGT (Lấy đầu ra – đầu vào = 0)
    – Nếu Đầu vào
> Đầu ra => Được khấu trừ thuế GTGT chuyển kỳ sau (Lấy đầu vào – đầu ra = số chênh lệch), không phải nộp thuế GTGT.
 
a, Bút toán kết chuyển thuế GTGT như sau:

Nợ TK 3331 Lấy số nhỏ hơn của 1 trong 2 tài khoản
    Có TK 133

– Để biết được số tiền nhỏ hơn là của Tài khoản nào thì phải kiểm tra sổ sách kế toán của 2 TK là: TK 133 và 3331 (Kiểm tra số dư đầu kỳ và số phát sinh trong kỳ) và Tờ khai thuế GTGT:

b, Cách xác định số liệu như sau:
Tổng TK 133 = Tổng số dư đầu kỳ (nếu có) + Tổng phát sinh Nợ 133 trong kỳ Tổng phát sinh Có 133 trong kỳ.
Tổng TK 3331 = Tổng phát sinh Có 3331 trong kỳ Tổng Phát sinh Nợ 3331 trong kỳ.

c, Xử lý kết quả:

Trường hợp 1: Tổng TK 133 >Tổng TK 3331
– Thì số tiền thuế GTGT nhỏ hơn được kết chuyển là số tiền thuế của TK 3331.

Ví dụ: Tổng TK 133 = 9.000.000
Tổng TK 3331 = 4.000.000.

Hạch toán kết chuyển thuế GTGT cuối tháng như sau:
Nợ TK 3331 = 4.000.000
            Có TK 1331 = 4.000.000

Như vậy: Cuối tháng Cty là còn được khấu trừ chuyển kỳ sau = 9.000.000 – 4.000.000 = 5.000.000
-> Số dư Nợ TK 133 cuối kỳ = 5.000.000 = Số liệu ở chỉ tiêu [43] trên tờ khai thuế GTGT tháng hiện tại.

——————————————————
 

Trường hợp 2: Tổng TK 133 < Tổng TK 3331
– Thì số tiền thuế GTGT nhỏ hơn được kết chuyển là số tiền thuế của TK 133.

Ví dụ: Tổng TK 133 = 3.000.000
Tổng TK 3331 = 4.000.000
 
Hạch toán kết chuyển thuế GTGT cuối tháng như sau:
Nợ TK 3331 = 3.000.000
            Có TK 1331 = 3.000.000
 
Như vậy:
 Cuối tháng Cty phải nộp thuế GTGT = 4.000.000 – 3.000.000 = 1.000.000
-> Số dư Có cuối kỳ TK 3331= 1.000.000 = Số liệu ở
chỉ tiêu [40] trên tờ khai thuế GTGT tháng hiện tại.

Chú ý:Phải đối chiếu số liệu trên Tờ khai thuế GTGT tháng xem có khớp với số dư TK 133 và TK 3331 trên sổ sách không. -> Nếu không khớp thì phải kiểm tra lại xem sai ở khâu nào (sai ở khâu hạch toán, hay sai ở khâu kê khai)

Xem thêm:Cách lập tờ khai thuế GTGT khấu trừ

————————————————————————————————

 
2. Hạch toán tiền lương cuối tháng:

a. Hạch toán khi tính tiền lương phải trả cho nhân viên:
 
Chú ý: Các khoản tiền lương, phụ cấp, thưởng …đều là Tiền lương, khoản có tính chất tiền lương.
– Bạn phải căn cứ vào Bảng tính tiền lương của từng bộ phận: -> Phải xác định được là tiền lương đó trả cho bộ phận nào (Bộ phận quản lý, bộ phận bán hàng, bộ phận sản xuất …)
– Tiếp nữa là phải xác định được là DN áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200 hay là 133, cụ thể như sau:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (nếu theo 133)
Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dỡ dang (2 thông tư như nhau)
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp (nếu theo 200)
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6231) (nếu theo 200)
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6271) (nếu theo 200)
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (6411) (nếu theo 200)
Nợ TK 6421 – Chi phí bán hàng (nếu theo 133)
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421) (nếu theo 200)
Nợ TK 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (nếu theo 133)
        Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348).

Xem thêm: Cách làm bảng tính lương

Ví dụ: Trong tháng Công ty kế toán Thiên Ưng tính lương phải trả cho bộ phận quản lý là: 20.000.000 và công ty áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133.

Hạch toán tiền lương trong tháng như sau:
Nợ TK 6422 – 20.000.000
        Có TK 334 – 20.000.000.

b. Hạch toán các khoản Bảo hiểm trích theo lương trong tháng:

Chú ý: Khi có thay đổi về tỷ lệ trích các khoản BH, các bạn phải cập nhật để hạch toán cho chính xác nhé.

Xem thêmTỷ lệ trích các khoản theo lương

– Hạch toán trích các khoản Bảo hiểm, KPCĐ vào chi phí của DN:
Các bạn cũng phải chi tiết theo từng bộ phận như trên mục a nhé (phải khớp nhé): VD: Bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý, bộ phận sản xuất …

Nợ TK 154, 241, 622, 623, 627, 641, 642: Tổng số tiền lương tham gia BHXH x 23,5%
            Có TK 3383 (BHXH) : Tiền lương tham gia BHXH x 17,5%
            Có TK 3384 (BHYT) : Tiền lương tham gia BHXH x 3%
            Có TK 3386 (hoặc 3385) (BHTN) : Tiền lương tham gia BHXH x 1%
            Có TK 3382 ( KPCĐ) : Tiền lương tham gia BHXH x 2%

Chu ý: Khoản BHTN
    – Nếu theo Thông tư 200 là: 3386
    – Nếu theo Thông tư 133 là: 3385

– Hạch toán trích khoản Bảo hiểm trừ vào lương của nhân viên:

Nợ TK 334  : Tiền lương tham gia BHXH x 10,5%
            Có TK 3383   :  Tiền lương tham gia BHXH x 8%
            Có TK 3384   :  Tiền lương tham gia BHXH x 1,5%
            Có TK 3386 (hoặc 3385) : Tiền lương tham gia BHXH x 1%

– Hạch toán khi nộp tiền bảo hiểm và KPCĐ:

Nợ TK 3383 :   Số tiền đã trích BHXH (Tiền lương tham gia BHXH x 25,5%)
Nợ TK 3384 :   Số tiền đã trích BHYT (Tiền lương tham gia BHXH x
4,5%)
Nợ TK 3386 (hoặc 3385): Số tiền đã trích BHTN (Tiền lương tham gia BHXH x
2%)
Nợ TK 3382 :   Số tiền đóng kinh phí công đoàn (Tiền lương tham gia BHXH x
2%)
              Có TK 1111, 1121  :   Tổng phải nộp (Tiền lương tham gia BHXH x
34%)

Cụ thể:
– Nộp cho bên Cơ quan Bảo hiểm là 32%
– Nộp cho bên Liên đào lao động Quận, huyện: 2%

—————————————————————–
 

Ví Dụ: Trong tháng Kế toán Thiên Ưng trích nộp tiền tham gia BHXH cho 2 nhân viên ở bộ phận quản lý với Tổng mức lương tham gia BHXH là: 10.000.000 và Cty áp dụng chế độ kế toán theo TT 133, hạch toán như sau:

Hạch toán trích vào chi phí DN:
Nợ TK  642 – 10.000.000 x 23,5%
    Có TK 3383 (BHXH) : 10.000.000 x 17,5%
    Có TK 3384 (BHYT) : 10.000.000 x 3%
    Có TK 3385 (BHTN) : 10.000.000 x 1%
    Có TK 3382 ( KPCĐ) : 10.000.000 x 2%

– Hạch toán trích vào lương của nhân viên:
Nợ TK 334  : 10.000.000 x 10,5%
            Có TK 3383   :  10.000.000 x 8%
            Có TK 3384   :  10.000.000 x 1,5%
            Có TK 3385   :  10.000.000 x 1% 

– Hạch toán khi nộp tiền bảo hiểm và KPCĐ (Dựa vào chứng từ nộp tiền):
Nợ TK 3383 :   10.000.000 x 25,5%
Nợ TK 3384 :   10.000.000 x 4,5%
Nợ TK 3385 :   10.000.000 x 2%
Nợ TK 3382 :   10.000.000 x 2%
              Có TK 1111, 1121  :   10.000.000 x 34%

——————————————————————————-

c, Hạch toán thuế TNCN phải nộp (nếu có):

– Hạch toán khi trừ số thuế TNCN phải nộp vào lương của nhân viên:
Nợ TK 334 : Tổng số thuế TNCN khấu trừ
                 Có TK 3335 : Thuế TNCN

– Hạch toán Khi nộp tiền thuế TNCN:
Nợ TK 3335 : số Thuế TNCN phải nộp
          Có TK 1111, 1121

Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Chú ý:Tính thuế TNCN là tính theo Tháng và Tính vào thời điểm chi trả thu nhập.
– Dù DN kê khai thuế TNCN theo tháng hay Qúy thì hàng Tháng đều phải tính thuế TNCN.

– Nếu DN kê khai thuế TNCN theo tháng, nếu trong tháng có phát sinh nộp thuế TNCN thì hạch toán Nợ 334/Có 3335 -> Khi nộp tiền thuế dựa vào Giấy nộp tiền thuế hạch toán bút toán: Nợ 3335/Có 111,112..

– Nếu DN Kê khai thuế TNCN theo quý sẽ Cộng Tổng số tiền thuế TNCN của các tháng lại. (Nghĩa là Cuối các tháng các bạn vẫn phải tính và hạch toán Nợ 334/Có 333 (nếu có) -> Đến cuối Qúy khi kê khai + nộp tiền thuế mới hạch toán bút toán Nợ 3335/Có 111, 112)

– Cuối năm mới tính Tổng lại rồi chia ra để lấy bình quân tháng.

d. Hạch toán khi trả lương (hoặc nhân viên tạm ứng tiền lương):

– Khi thanh toán tiền lương hoặc nhân viên ứng trước tiền lương (Dựa vào Bảng thanh toán tiền lương, phiếu chi lương, phiếu tạm ứng lương):
Nợ TK 334:  Phải trả người lao động
            Có TK 111, 112   : Số tiền trả

Xem thêm: Mẫu bảng thang toán tiền lương

Ngoài ra: Nếu bạn muốn xem cách hạch toán chế độ thai sản, trả lương bằng sản phẩm …

Xem thêm: Cách hạch toán tiền lương và khoản trích theo lương

 

—————————————————————————-

 

3. Hạch toán trích khấu hao Tài sản cố định (nếu có):

– Cuối tháng các bạn phải dựa vào Bảng tính khấu hao TSCĐ và phải xác định được TSCĐ đó sử dụng cho bộ phận nào.
– DN bạn áp dụng theo Thông tư 133 hay 200 để hạch toán:

Nợ TK 154,623, 627, 641, 642, 811 –   Số khấu hao kỳ này.
            Có TK 214   :    Tổng khấu hao đã trích trong kỳ.

Xem thêm: Cách hạch toán trích khấu hao TSCĐ

—————————————————————————————

 
4. Hạch toán Phân bổ chi phí trả trước 242(nếu có):

– Cũng giống như phần TSCĐ bên trên: Các bạn phải dựa vào Bảng phân bổ chi phí trả trước 242 và phải xác định được Chi phí đó (Công cụ dụng cụ đó) sử dụng cho bộ phận nào.
– DN bạn áp dụng theo Thông tư 133 hay 200 để hạch toán:

Nợ TK 154,623, 627, 641, 642, 811 –   Số phân bổ kỳ này.
        Có TK 242:    Tổng số đã phân bổ trong kỳ

Xem thêm: Cách hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ

————————————————————————————-

5. Hạch toán tập hợp giá vốn hàng bán:

Chú ý: Nếu DN bạn lựa chọn cách tính giá trị hàng tồn kho theo Phương pháp bình quân gia quyền -> Thì đến cuối tháng mới tính để hạch toán giá vốn hàng hóa được.

Hạch toán kết chuyển giá vốn cuối tháng:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng hóa
         Có TK 156: Hàng hóa

– Nếu DN bạn lựa chọn Phương pháp tính theo giá đích danh Phương pháp nhập trước xuất trước -> Thì ngay khi bán hàng đã xác định được giá vốn và đã hạch toán giá vốn tại thời điểm đó rồi, nên cuối tháng không cần hạch toán giá vốn.

Xem thêm: Các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho

———————————————————————————–

Cách hạch toán các bút toán kết chuyển cuối Qúy:

1. Hạch toán kết chuyển thuế GTGT:

Chú ý:
– Nếu DN bạn kê khai thuế GTGT
theo tháng -> Thì phải hạch toán kết chuyển thuế GTGT cuối tháng(Cuối Qúy không hạch toán nữa).

– Nếu DN bạn kê khai thuế GTGT theo Qúy -> Thì phải hạch toán kết chuyển thuế GTGT cuối Qúy(Cuối tháng không hạch toán)
    -> Chi tiết việc hạch toán kết chuyển thuế GTGT, các bạn xem lại trên phần 1 nhé.

———————————————————————————

2. Hạch toán nộp tiền thuế TNCN:

– Như đã nói ở trên điểm c khoản 2 bên trên (các bạn đọc lại nhé)
– Nếu DN bạn kê khai thuế TNCN theo Qúy thì hàng tháng vẫn phải tính thuế TNCN cùng với Bảng tính lương để hạch toán tiền thuế TNCN (nếu có) -> Nhưng đến cuối Qúy mới kê khai thuế TNCN, lúc này: Nếu phát sinh
phải nộp thuế TNCN thì hạch toán:

Hạch toán Khi nộp tiền thuế TNCN (dựa vào giấy nộp tiền thuế):
Nợ TK 3335 : Số Thuế TNCN phải nộp
          Có TK 1111, 1121

 

Xem thêm:Cách lập tờ khai thuế TNCN

—————————————————————————–

3. Hạch toán nộp tiền thuế TNDN tạm tính:

Chú ý: Hàng quý, DN sẽ phải căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để tự tính tạm nộp tiền thuế TNDN quý (nếu lỗ thì không phải nộp)

– Khi tính được số thuế TNDN tạm nộp theo quý (nếu lãi):
Nợ TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
        Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Khi nộp tiền thuế TNDN (dựa vào giấy nộp tiền thuế):
Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
        Có TK 111, 112,…

Xem thêm: Cách tính thuế TNDN tạm tính quý

Lưu ý: Theo quy định là DN tự tính để tạm nộp, nhưng nếu Cuối năm số phải nộp theo Tờ khai Quyết toán thuế TNDN so với Tổng số tiền thuế TNDN tạm nộp các quý mà thấp hơn 20% là DN sẽ bị phạt chậm nộp tiền thuế.

Xem thêm: DN tạm nộp tiền thuế TNDN quý không nộp tờ khai

———————————————————————-
 

Cách hạch toán các bút toán kết chuyển cuối Năm:

1. Hạch toán kết chuyển Doanh thu:

a, Hạch toán kết chuyển Doanh thu thuần:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
    Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

b) Hạch toán kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính:
Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
    Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

c, Hạch toán kết chuyển thu nhập khác:
Nợ TK 711 – Thu nhập khác
    Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

Lưu ý: Nếu DN bạn áp dụng theo Thông tư 200, thì ngoài việc hạch toán các bút toán như trên sẽ phải thêm bút toán là Hạch toán kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu:
– Kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ trừ vào doanh thu thực tế trong kỳ để xác định doanh thu thuần:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
    Có TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu. (Chi tiết theo TK cấp 2)

—————————————————————————

2. Hạch toán kết chuyển Chi phí:

a) Hạch toán kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
    Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

b) Hạch toán kết chuyển chi phí hoạt động tài chính:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
    Có TK 635 – Chi phí tài chính

c, Hạch toán kết chuyển chi phí khác:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
    Có TK 811 – Chi phí khác.

đ, Hạch toán kết chuyển chi phí Quản lý Doanh nghiệp:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
    Có TK 642 (theo TT 200) hoặc 6422 (theo TT 133)

e, Hạch toán kết chuyển chi phí bán hàng:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
    Có TK 641 (Theo TT 200) hoặc 6421 (theo TT 133)

———————————————————————–

3. Hạch toán kết chuyển chi phí thuế TNDN:

a, Lưu ý: Phần trên các bạn đã được hướng dẫn Hạch toán tiền thuế TNDN tạm nộp hàng Qúy.
-> Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế TNDN thực tế phải nộp theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN để xác định như sau:

 

– Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp cuối năm lớn hơn số thuế TNDN đã tạm nộp, tức là phải nộp thêm:
Nợ TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
    Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Khi đi nộp tiền thuế TNDN:
Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
    Có TK 111, 112,…

– Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp cuối năm nhỏ hơn số thuế TNDN đã tạm nộp, tức là nộp thừa:
Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
    Có TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

b, Sau khi đã xác định xong DN bạn có phải nộp thêm hay đang nộp thừa sẽ hạch toán kết chuyển thuế TNDN như sau:

– Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
    Có TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
    Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

Ví dụ: Số tiền thuế TNDN mà Kế toán Thiên Ưng đã tạm nộp Qúy trong năm là: 5.000.000.
Nợ TK 8211 / Có 3334 = 5.000.000
– Khi nộp tiền: Nợ 3334/ Có 112 = 5.000.000

Cuối năm: Khi lập Tờ khai Quyết toán thuế TNDN thì số tiền thuế TNDN thực nộp là: 5.250.000 (tức là nộp thuế 250.000) -> Tức là Chỉ tiêu G trên tờ khai Quyết toán là Dương = 250.000

Xem thêm:Cách lập Tờ khai Quyết toán thuế TNDN

Như vậy sẽ phải hạch toán thêm:
Nợ TK 8211 / Có 3334 = 250.000
– Khi nào nộp tiền: Nợ 3334/ Có 112 = 250.000

Sau đó mới hạch toán kết chuyển thuế TNDN (Số phát sinh bên Nợ TK 8211 lớn hơn số phát sinh bên Có):
Nợ TK 911 / Có 8211 = 5.520.000

 

——————————————————————–

4. Cách hạch toán kết chuyển xác định kết quả kinh doanh:

Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối:

Nếu LÃI: Hạch toán Kết chuyển Lãi (tức là TK 911 có số dư bên CÓ):
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
    Có TK 4212 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay
 
Nếu LỖ: Hạch toán kết chuyển
Lỗ (tức là TK 911 có số dư bên NỢ)
Nợ TK 4212 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay
    Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

———————————————————————————–
 

Chú ý:
– Đầu năm tài chính các bạn cũng phải
hạch toán kết chuyển lãi lỗ năm trước sang.

Chi tiết: Công việc kế toán cần làm đầu năm

——————————————————————-

 

Các bạn muốn học thực hành hạch toán xử lý nghiệp vụ, lên sổ sách, kết chuyển cân đối, lên Báo cáo tài chính bằng hóa đơn, chứng từ thực tế …..
-> Có thể tham gia
: Lớp học thực hành kế toán trên Excel

__________________________________________________

Các bút toán kết chuyển cuối kỳ