Cách hạch toán tiền lương và Bảo hiểm theo Thông tư 133, 200

Cách hạch toán tiền lương và bảo hiểm các khoản trích theo lương: Bảo hiểm xã hội,  kinh phí công đoàn; Hạch toán tạm ứng lương, hạch toán thuế TNCN của nhân viên, cách hạch toán tiền chế độ thai sản… theo Thông tư 200 và 133 mới nhất.

Tài khoản kế toán 334 – Phải trả người lao động: Dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hộivà các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.

– Trước khi tìm hiểu về cách hạch toán chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương, các bạn có thể xem thêm bài viết: Điều kiện để đưa chi phí tiền lương vào chi phí hợp lý, những giấy tờ, thủ tục cần thiết.

Chi tiết các bạn xem tại đây nhé: Chi phí tiền lương hợp lý

——————————————————————————-

1. Hạch toán khi tính tiền lương và các khoản phải trả:

Chú ý:Các bạn phải xác định chi tiết là tiền lương, thưởng, phụ cấp … đó trả cho bộ phận nào và DN mình áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200 hay 133 để hạch toán cho chính xác nhé.

Ví Dụ:Chi phí tiền lương cho nhân viên bán hàng thuộc bộ phận bán hàng và DN áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133, thì hạch toán vào: Nợ 6421.

=> Tiêu chí để xác định loại hình Doanh nghiệp -> Căn cứ để DN áp dụng chế dộ kế toán theo TT 133 hay 200 …

Các bạn xem tại đây nhé: Cách xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ.

=> Sau khi đã xác định được DN mình áp dụng chế độ kế toán nào và Tiền lương đó trả cho bộ phận nào, các bạn hạch toán cụ thể như sau (Các bạn dựa vào Bảng tính lương nhé):

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Nếu theo TT 133)
Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dỡ dang
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp (Theo TT 200)
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6231)
(Theo TT 200)
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6271) (Theo TT 200)
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (6411) (Theo TT 200)
Nợ TK 6421 – Chi phí bán hàng (Nếu
theo TT 133)
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421)
(Theo TT 200)
Nợ TK 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu theo TT 133)
        Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348).

————————————————————————–

2. Hạch toán các khoản Bảo hiểm trích theo lương:

Chú ý: Năm 2021 và 2022 tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm phần trích vào chi phí của Doanh nghiệp chia làm 4 giai đoạn khác nhau(Còn phần trích vào lương người lao động vẫn giữ nguyên), cụ thể như sau:

Từ ngày 1/7/2021 – 30/9/2021:
    Tỷ lệ trích là BHXH 17%, BHYT 3%, BHTN 1% (
Tổng 21%)
Từ ngày 1/10/2021 – 30/6/2022:
    Tỷ lệ trích là BHXH 17%, BHYT 3%, BHTN 0% (
Tổng 20%)
Từ ngày 1/7/2022 – 30/9/2022:
    Tỷ lệ trích là BHXH 17,5%, BHYT 3%, BHTN 0% (
Tổng 20,5%)
– Từ ngày 1/10/2022 trở đi:
    Tỷ lệ trích là BHXH 17,5%, BHYT 3%, BHTN 1% (
Tổng 21,5%)

Chi tiết xem tại đâyTỷ lệ trích các khoản theo lương.
 

a. Khi tính trích các khoản Bảo hiểm, KPCĐ trừ vào chi phí của DN:

Các bạn phải chi tiết theo từng bộ phận nhé: VD: Bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý…(Dựa vào Bảng tính lương để hạch toán nhé)

Lưu ý: Dưới đây mình ví dụ là tỷ lệ trích các khoản Bảo hiểm từ ngày 1/10/2022 trở đi (Nên khi hạch toán năm 2022 các bạn chú ý các tháng theo các giai đoạn trên nhé).

Cụ thể: Khi hạch toán trích từ tháng 1/10/2022 trở đi thì như sau (Các tháng đầu năm 2022 các bạn phải căn cứ theo các giai đoạn như trên nhé):
Nợ TK 154, 241, 622, 623, 627, 641, 642…:   
Tiền lương tham gia BHXH x 23,5% (Từ ngày 1/10/2022 là 23,5% nhé vì cộng cả KPCĐ nữa)
            Có TK 3383 (BHXH) : Tiền lương tham gia BHXH x 17,5%
            Có TK 3384 (BHYT) :
Tiền lương tham gia BHXH x 3%
            Có TK 3386 (hoặc 3385) (BHTN) : 
Tiền lương tham gia BHXH x 1%
            Có TK 3382 ( KPCĐ)
Tiền lương tham gia BHXH x 2%

Chu ý: Riêng khoản Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
– Nếu DN áp dụng theo Thông tư 200 là TK: 3386
– Nếu DN áp dụng theo Thông tư 133 là TK: 3385

b. Trích khoản Bảo hiểm trừ vào lương của nhân viên:

Nợ TK 334  : Tiền lương tham gia BHXH x 10,5%
            Có TK 3383   :  Tiền lương tham gia BHXH x 8%
            Có TK 3384   :  
Tiền lương tham gia BHXH x 1,5%
            Có TK 3386 (hoặc 3385) :
Tiền lương tham gia BHXH x 1%
 

c. Hạch toán khi nộp tiền Bảo hiểm:

– Dựa vào Giấy nộp tiền cho Cơ quan BHXH, Liên đoàn lao động Quận (huyện) nhé:

Nợ TK 3383 :   Số tiền đã trích BHXH (Tiền lương tham gia BHXH x 25,5%)
Nợ TK 3384 :   Số tiền đã trích BHYT (
Tiền lương tham gia BHXH x 4,5%)
Nợ TK 3386 (hoặc 3385) :   Số tiền đã trích BHTN (
Tiền lương tham gia BHXH x 2%)
Nợ TK 3382 :   Số tiền đóng kinh phí công đoàn (
Tiền lương tham gia BHXH x 2%)
              Có TK 1111, 1121  :   Tổng phải nộp (
Tiền lương tham gia BHXH x 34%)

Cụ thể:
– Nộp cho bên Cơ quan BHXH là 32%
– Nộp cho bên Liên đào lao động Quận, huyện: 2% 

———————————————————————-
 

3. Hạch toán thuế TNCN phải nộp (nếu có)

a. Khi trừ số thuế TNCN phải nộp vào lương của nhân viên:

Nợ TK 334 : Tổng số thuế TNCN khấu trừ
                 Có TK 3335 : Thuế TNCN

b. Khi nộp tiền thuế TNCN vào ngân sách:

Nợ TK 3335 : số Thuế TNCN phải nộp
          Có TK 1111, 1121

 

Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân

 
—————————————————————————–

 

4. Hạch toán khi trả lương (hoặc nhân viên ứng trước tiền lương):

– Khi thanh toán tiền lương hoặc nhân viên ứng trước tiền lương:
Nợ TK 334:  Phải trả người lao động
            Có TK 111, 112   : Số tiền trả

Lưu ý: Các bạn phải dựa vào Bảng thanh toán tiền lương, phiếu chi lương để hạch toán khi trả lương nhé.

cách hạch toán tiền lương và bảo hiểm

Xem thêm: Mẫu bảng thanh toán tiền lương trên Excel

———————————————————————————————————–
 

5. Hạch toán trả lương bằng sản phẩm, hàng hoá (nếu có):

– Nếu sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá bán chưa có thuế GTGT:

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348)
             Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)
             Có TK 5118 – Doanh thu khác (Giá bán chưa có thuế GTGT).
 
– Nếu không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá thanh toán:

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348)
           Có TK 5118 – Doanh thu khác (Giá thanh toán).

———————————————————————-
 

6. Hạch toán khi tính tiền thưởng phải trả bằng quỹ khen thưởng:

– Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng:
Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi
             Có TK 334 – Phải trả người lao động.

– Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động.
              Có các TK 111, 112,. . .

 ———————————————————————-
 

7. Hạch toán tiền chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn … phải trả cho nhân viên:

Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3383)
     Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341).

– Khi nhận được tiền của Cơ quan BHXH trả cho DN:
Nợ TK 111, 112:
      Có TK 3383

– Khi trả tiền chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn … cho nhân viên
Nợ TK: 334 
     Có TK 111, 112

Xem thêm: Cách hạch toán tiền chế độ thai sản

————————————————————————————————–

Chúc các bạn làm tốt công việc kế toán!

Các bạn muốn học làm kế toán thực tế: Tính thuế, Kê khai thuế, Lương, BHXH, hoàn thiện sổ sách, lập báo cáo tài chính, Quyết toán thuế TNCN, TNDN …
=> có thể tham gia:
Lớp  học thực hành kế toánthực tế.

__________________________________________________