Quy định về nguyên tắc ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ: Thời điểm ghi nhận doanh thu dịch vụ; Thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ? Thời điểm xác định thuế GTGT của dịch vụ? Kế toán Thiên Ưng xin trích các quy định mới nhất.
1. Thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ:
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về Thời điểm lập hóa đơn, cụ thể như sau:
2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụkhông phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền(không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
Như vậy:
Thời điểm lập hóa đơn dịch vụ có 2 trường hợp như sau:
– Nếu trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ màthu tiền (tức là thu tiền trước) -> Thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
– Nếu hoàn thành việc cung ứng dịch vụ (không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền) (tức là thu tiền sau) -> Thì ngày lập hóa đơn là ngày hoàn thành cung ứng dịch vụ.
Chú ý:Có 1 số trường hợp cụ thể (như: Dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, vận tải hàng không, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, dịch vụ vận tải bằng taxi, phí dịch vụ đường bộ, kinh doanh theo mô hình hệ thống cửa hàng …), các bạn xem ở cuối bài viết này nhé!
—————————————————————
Chú ý về thời điểm lập hóa đơn dịch vụ:
Theo Công văn số 10309/CT-TTHT ngày 24/10/2016 của Cục Thuế TP. HCM):
– Dịch vụ hoàn thành trong tháng nào thì phải lập ngay hóa đơn trong tháng đó. Trường hợp doanh nghiệp dự kiến đến đầu tháng sau mới lập hóa đơn cho doanh thu dịch vụ hoàn thành trong tháng trước là sai quy định.
Ví dụ 1: Công ty Kế toán Thiên Ưng cung cấp dịch vụ kế toán theo tháng từ tháng 1 – đến tháng 3:
-> Thì dịch vụ hoàn thành tháng nào -> Ngày xuất hóa đơn là ngày cuối cùng của tháng đó(Dịch vụ tháng 1 sẽ xuất hóa đơn vào ngày cuối tháng 1)
Ví dụ 2: Công ty kế toán Thiên Ưng cung cấp dịch vụ tour du lịch cho Công ty A.
– Ngày 19/01/2022 ngay khi ký hợp đồng Cty nhận trước 30% giá trị hợp đồng.
-> Ngày lập hóa đơn đầu tiên sẽ là ngày 19/01/2022 (Số tiền trên hóa đơn là 30% giá trị hợp đồng).
-> Khi nào hoàn thành xong việc cung ứng dịch vụ sẽ suất hóa đơn cuối cùng (Chỉ lập số tiền còn lại, lúc này sẽ không phân biệt là chưa thu được tiền).
————————————————————————-
Khoản tiền đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng thì không phải xuất hóa đơn.
Theo Công văn Số 13675/BTC-CST ngày ngày 14/10/2013 của Bộ tài chính gửi cho hội kiểm toán Việt Nam:
“Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng; nhận tiền đặt cọc hoặc tạm ứngđể bảo đảm thực hiện hợp đồng (tại thời điểm nhận tiền chưa cung cấp dịch vụ, chưa thực hiện hợp đồng) thì tổ chức cung ứng dịch vụ không phải xuất hóa đơn GTGT đối với khoản tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng này.”
Quy định về thế nào đặt cọc, các bạn xem tại đây nhé: Cách hạch toán tiền đặt cọc.
—————————————————————————–
2. Thời điểm xác định thuế GTGT đối với dịch vụ:
– Theo điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:
Điều 8. Thời điểm xác định thuế GTGT:
2. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Như vậy:
– Thời điểm xác định thuế GTGT cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụhoặcthời điểm lập hóa đơn dịch vụ.
————————————————————————–
3. Thời điểm ghi nhận doanh thu dịch vụ để tính thuế TNDN:
Theo điều 3 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định như sau:
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
“2. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
b) Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua trừ trường hợp nêu tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC.
Như vậy:
– Thời điểm ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ để tính thuế TNDN là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ.
——————————————————————–
Thời điểm ghi nhận doanh thu hoạt động cho thuê tài sản:
Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê.
Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần.
Doanh nghiệp căn cứ điều kiện thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ thực tế và việc xác định chi phí, có thể lựa chọn một trong hai phương pháp xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế như sau:
– Là số tiền cho thuê tài sản của từng năm được xác định bằng (=) số tiền trả trước chia (:) số năm trả tiền trước.
– Là toàn bộ số tiền cho thuê tài sản của số năm trả tiền trước.
Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp lựa chọn phương pháp xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ số tiền thuê bên thuê trả trước cho nhiều năm thì việc xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp từng ưu đãi thuế căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp của số năm trả tiền trước chia (:) số năm bên thuê trả tiền trước.
—————————————————————————————————-
4. Điều kiện ghi nhận doanh thu dịch vụ để hạch toán kế toán:
Theo Điều 79 Thông tư 200/2014/TT-BTC và Điều 57 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định về việc Hạch toán doanh thu dịch vụ:
1.3. Điều kiện ghi nhận doanh thu:
b) Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:
– Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại dịch vụ đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại dịch vụ đã cung cấp;
– Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
– Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào thời điểm báo cáo;
– Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
——————————————————————————————-
5. Thời điểm xuất hoá đơn dịch vụ 1 số trường hợp cụ thể:
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về Thời điểm lập hóa đơn, cụ thể như sau:
4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau: a) Đối với các trường hợp cung cấp dịch vụ với số lượng lớn, phát sinh thường xuyên, cần có thời gian đối soát số liệu giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và khách hàng, đối tác như trường hợp cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không, cung ứng nhiên liệu hàng không cho các hãng hàng không, hoạt động cung cấp điện (trừ đối tượng quy định tại điểm h khoản này), nước, dịch vụ truyền hình, dịch vụ bưu chính chuyển phát (bao gồm cả dịch vụ đại lý, dịch vụ thu hộ, chi hộ), dịch vụ viễn thông (bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng), dịch vụ logistic, dịch vụ công nghệ thông tin (trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này) được bán theo kỳ nhất định, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 07 của tháng sau tháng phát sinh việc cung cấp dịch vụ hoặc không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ quy ước. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ với người mua. k) Đối với trường hợp cung cấp dịch vụ vận tải hàng không, dịch vụ bảo hiểm qua đại lý, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 10 của tháng sau tháng phát sinh. l) Trường hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, dịch vụ chuyển tiền qua ví điện tử, dịch vụ ngừng và cấp điện trở lại của đơn vị phân phối điện cho người mua là cá nhân không kinh doanh (hoặc cá nhân kinh doanh) nhưng không có nhu cầu lấy hóa đơn thì cuối ngày hoặc cuối tháng đơn vị thực hiện xuất hóa đơn tổng căn cứ thông tin chi tiết từng giao dịch phát sinh trong ngày, trong tháng tại hệ thống quản lý dữ liệu của đơn vị. Đơn vị cung cấp dịch vụ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác nội dung thông tin giao dịch và cung cấp bảng tổng hợp chi tiết dịch vụ cung cấp khi cơ quan chức năng yêu cầu. Trường hợp khách hàng yêu cầu lấy hóa đơn theo từng giao dịch thì đơn vị cung cấp dịch vụ phải lập hóa đơn giao cho khách hàng. m) Đối với kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có sử dụng phần mềm tính tiền theo quy định của pháp luật: – Trường hợp khách hàng lấy hóa đơn điện tử thì khách hàng cập nhật hoặc gửi các thông tin đầy đủ (tên, địa chỉ, mã số thuế) vào phần mềm hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ. Căn cứ thông tin khách hàng gửi hoặc cập nhật, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có sử dụng phần mềm tính tiền thực hiện gửi hóa đơn của chuyến đi cho khách hàng, đồng thời chuyển dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo quy định tại Điều 22 Nghị định này. n) Đối với cơ sở y tế kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh có sử dụng phần mềm quản lý khám chữa bệnh và quản lý viện phí, từng giao dịch khám, chữa bệnh và thực hiện các dịch vụ chụp, chiếu, xét nghiệm có in phiếu thu tiền (thu viện phí hoặc tiền khám, xét nghiệm) và có lưu trên hệ thống công nghệ thông tin, nếu khách hàng (người đến khám, chữa bệnh) không có nhu cầu lấy hóa đơn thì cuối ngày cơ sở y tế căn cứ thông tin khám, chữa bệnh và thông tin từ phiếu thu tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các dịch vụ y tế thực hiện trong ngày, trường hợp khách hàng yêu cầu lập hóa đơn điện tử thì cơ sở y tế lập hóa đơn điện tử giao cho khách hàng. o) Đối với hoạt động thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng ngày lập hóa đơn điện tử là ngày xe lưu thông qua trạm thu phí. Trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ thu phí đường bộ theo hình thức điện tử không dừng có một hoặc nhiều phương tiện cùng sử dụng dịch vụ nhiều lần trong tháng, đơn vị cung cấp dịch vụ có thể lập hóa đơn điện tử theo định kỳ, ngày lập hóa đơn điện tử chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh dịch vụ thu phí. Nội dung hóa đơn liệt kê chi tiết từng lượt xe lưu thông qua các trạm thu phí (bao gồm: thời gian xe qua trạm, giá phí sử dụng đường bộ của từng lượt xe). ——————————————————————— Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định cụ thể như sau: 3. Trường hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ; Xem thêm: Thời điểm xuất hóa đơn khi bán hàng. |
———————————————————————————————-
Kế toán Thiên Ưng xin chúc các bạn thành công!
Các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về các Luật thuế, kỹ năng làm kế toán thuế, kê khai thuế tháng/quý, quyết toán thuế cuối năm… có thể tham khảo: Khóa học kế toán thuếchuyên sâu.
———————————————————————