Những quy định về Bảo hiểm xã hội bắt buộc 2021 cho Doanh nghiệp như: Quy định về (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo Quyết định 595, Quyết định 505/QĐ-BHXH và Quyết định 222/QĐ-BHXH cụ thể như sau:
Lưu ý: Dưới đây, mình chỉ tổng hợp các quy định về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNKĐ, BNN bắt buộc cho Doanh nghiệp và người lao động, còn đối với đơn vị sự nghiệp, các trường hợp khác… các bạn xem tại QĐ 595/QĐ-BHXH và 505/QĐ-BHXH nhé.
1. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN:
– Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
– Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
– Người sử dụng lao động tham gia BHXH, BHTN, BHYT bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.
(Theo điều 4, Điều 13, Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH)
Chú ý: Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng
– Thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHTNLĐ-BNN.
– Không thuộc đối tượng tham gia BHYT, BTHN.
(Theo Công văn 3895/BHXH-TB của BHXH TP Hà Nội)
– Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại Công ty mẹ.
Theo Quyết định 888/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam
——————————————————————————————————–
2. Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ năm 2021:
Theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, Nghị quyết 68/NQ-CP và Nghị quyết 116/NQ-CP
-> Từ ngày 1/10/2021 – đến ngày 30/9/2022 tỷ lệ đóng BHXH, BHTN sẽ chia làm 2 giai đoạn, cụ thể như sau:
a, Giai đoạn từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/6/2022 (9 tháng) tỷ lệ trích bảo hiểm sẽ như sau:
Tỷ lệ đóng | BHXH | BHYT | BHTN | KPCĐ | Tổng |
Doanh nghiệp phải đóng | 17% | 3% | 0% | 2% | 22% |
Người lao động đóng | 8% | 1,5% | 1% | 10,5% | |
Tổng cộng | 25% | 4,5% | 1% | 2% | 32,5% |
b, Giai đoạn từ ngày 01/7/2022 đến hết ngày 30/9/2022 (3 tháng) tỷ lệ trích bảo hiểm như sau:
Tỷ lệ đóng | BHXH | BHYT | BHTN | KPCĐ | Tổng |
Doanh nghiệp phải đóng | 17,5% | 3% | 0% | 2% | 22,5% |
Người lao động đóng | 8% | 1,5% | 1% | 10,5% | |
Tổng cộng | 25,5% | 4,5% | 1% | 2% | 33% |
– Trước và sau các giai đoạn trên thì áp dụng tỷ lệ trích khác nhau nhé. Để xem chi tiết đầu năm 2021 trích như nào, giữa năm, cuối năm 2021 … các bạn xem tại đây nhé: ► Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội.
Trong đó:
– Người lao động phải đóng BHXH, BHYT, BHTN với tỷ lệ: 10,5%
– Doanh nghiệp phải đóng BHXH, BHYT, BHTN với tỷ lệ: 20%
-> Tổng cộng DN phải đóng cho Cơ quan BHXH tổng là: 30,5% trên Tổng mức tiền lương tham gia BHXH.
– Ngoài BHXH, BHYT, BHTN thì hàng tháng DN còn phải đóng KPCĐ: 2%(Tổng quỹ tiền lương tham gia BHXH để nộp cho liên đoàn lao động Quận, huyện)
Ví dụ: Kế toán Thiên Ưng tham gia BHXH cho 5 người với Tổng tiền lương đóng BHXH là: 29.000.000
STT | Họ và tên | Mã số BHXH | Cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, nơi làm việc |
Hệ số/Mức lương |
I | Tăng | |||
I.1 | Lao động | |||
1 | NguyễnQuang Đức | 123456789 | Giám Đốc | 7,000,000 |
2 | Hoàng Vũ Dũng | P. Giám Đốc | 6,000,000 | |
3 | Nguyễn Minh Thư | Kế toán Trưởng | 6,000,000 | |
4 | Lê Anh Đào | Kế toán Viên | 5,000,000 | |
5 | Đặng văn Lâm | NV Kinh Doanh | 5,000,000 | |
Cộng tăng | 29,000,000 |
Như vậy: Hàng tháng DN sẽ phải:
– Nộp cho Cơ quan BHXH Quận là: 29,000,000 x 30,5% = 8,845,000 (Trong đó: Trích vào Chi phí DN là: 29,000,000 x 20% = 5,800,000. Trích vào lương Người lao động là: 29,000,000 x 10,5% = 3,045,000)
– Nộp cho Liên đoàn Lao động Quận là: 29,000,000 x 2% = 580,000(Doanh nghiệp chịu phần này)
——————————————————————————-
3. Mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN 2021:
– Tiền lương hàng tháng đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, KPCĐ: Là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.
Chi tiết xem thêm:► Mức lương và các khoản phụ cấp phải đóng BHXH
a. Mức tiền lương đóng BHXH thấp nhất:
– Mức tiền lương tháng đóng BHXH không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
– Người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%. Nếu là đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cao hơn ít nhất 7%.
– Mức lương tối thiểu vùng không bao gồm các khoản phụ cấp lương và các khoản bổ sung.
Ví dụ: Kế toán Thiên Ưng có tham gia BHXH cho 1 bạn Nhân viên văn phòng và 1 bạn Nhân viên kế toán. Cty ở Vùng 1, mà mức lương tối thiều vùng năm 2021 là: 4.420.000đ/tháng.
Như vậy: Mức lương đóng BHXH thấp nhất cho 2 bạn đó sẽ như sau:
– NV văn phòng (Làm công việc bình thường, ko yêu cầu phải qua học nghề) -> Mức lương đóng BHXH thấp nhất sẽ là: 4.420.000đ/tháng.
– NV Kế toán (Làm công việc đòi hỏi phải qua học nghề) -> Mức lương đóng BHXH thấp nhất sẽ là:
= 4.420.000 + (4.420.000 x 7%) = 4.729.400 đ/tháng.
Chi tiết về mức lương tối thiểu vùng các bạn xem tại đây nhé:
► Mức lương tối thiểu vùng mới nhất
—————————————————————————-
b. Mức tiền lương đóng BHXH cao nhất:
– Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT bắt buộc tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.
– Mức tiền lương tháng đóng BHTN tối đa bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng (Mức lương cơ sở được xác định như trên phần a nhé)
(Mức lương cơ sở KHÁC mức lương tối thiểu vùng nhé).
Mức lương cơ sở như sau:
– Từ ngày 1/7/2018 là: 1.390.000đ/tháng
– Từ ngày 1/7/2019 đến nay (năm 2021) là: 1.490.000đ/tháng.
Như vậy:Mức lương đóng BHXH, BHYT tối đa là:
– Từ ngày 1/7/2019 trở đi đến năm 2021 là: = 1.490.000 đ/ tháng x 20 = 29.800.000
Chi tiết:► Mức lương cơ sở mới nhất
Chú ý: Người lao động đồng thời có từ 02 hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì:
– Đóng BHXH, BHTN theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
– Đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.
———————————————————————-
4. Phương thức đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN:
a. Đóng hằng tháng áp dụng đối với các Doanh nghiệp:
– Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng.
– Đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định.
=> Chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
b. Đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần đối với:
– Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng một lần.
– Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.
c. Nơi đóng BHXH:
– Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh.
– Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh hoặc đóng tại Cty mẹ.
——————————————————————————————————
Cuối cùng:
– Sau khi đã xác định được những nhân viên phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN; Mức tiền lương phải đóng … Các bạn tiến hành làm thủ tục đăng ký tham gia Bảo hiểm, chi tiết xem tại đây nhé:
► Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội
—————————————————————————————————–
Các bạn muốn học thực hành làm kế toán tổng hợp trên chứng từ thực tế, thực hành xử lý các nghiệp vụ hạch toán, tính thuế, kê khai thuế GTGT. TNCN, TNDN… tính lương, trích khấu hao TSCĐ….lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế cuối năm … thì có thể tham gia: Lớp học kế toán thực hành thực tế tại Kế toán Thiên Ưng
———————————————————————————————–