Bài tập kế toán Tài sản cố định có lời giải

Bài tập kế toán Tài sản cố định có lời giải
Bài tập kế toán Tài sản cố định có lời giải

Bài tập kế toán Tài sản cố định có lời giải. Bài tập tính nguyên giá Tài sản cố định, bài tập tính trích khấu hao TSCĐ có lời giải chi tiết theo đúng các quy định về TSCĐ mới nhất hiện hành và Định khoản theo Thông tư 200 và 133.

Bài  tập 1:
– Trong tháng 8/2017 tại Công ty kế toán Thiên Ưng có phát sinh các nghiệp vụ về TSCĐ như sau:

1. Ngày 05/08 mua 1 TSCĐ sử dụng ở bộ phận sản xuất, theo HĐ GTGT giá mua 180.000.000đ, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho người bán.
–  Chi phí vận chuyển chi bằng tiền mặt: 1.100.000đ (gồm thuế GTGT 10%).

2. Ngày 15/08 mua 1 TSCĐ sử dụng ở bộ phận bán hàng, theo HĐ GTGT có giá mua 150.000.000đ, thuế GTGT 10%, tiền chưa thanh toán.
– Chi phí lắp đặt phải trả là: 2.200.000đ (trong đó thuế GTGT 200.000đ).

3. Ngày 22/08 mua 1 Máy tính xách tay sử dụng cho bộ phận quản lý, theo HĐ GTGT có giá mua là 20.000.000đ, thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng chuyển khoản.
– Chi phí vận chuyển chi bằng tiền mặt: 220.000đ (trong đó thuế GTGT 20.000đ).

4. Ngày 26/08 Công ty đi vay Ngân hàng để mua 1 TSCĐ sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp, theo HĐ GTGT có giá mua là 150.000.000đ, thuế GTGT 10%, thanh toán qua chuyển khoản. Lệ phí trước bạ chi bằng tiền mặt: 1.500.000đ.

Yêu cầu:
– Thực hiện bút toán liên quan các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
– Hãy xác định các chứng từ kế toán sử dụng làm căn cứ ghi nhận các nghiệp vụ trên.

Hướng dẫn giải:

1.  Ngày 05/08:
Nợ TK 211: 180.000.000đ
Nợ TK 133: 18.000.000đ
Có TK 331: 198.000.000đ

Nợ TK 211: 1.000.000đ
Nợ TK 133: 100.000đ
Có TK 111: 1.100.000đ

2. Ngày 15/08:
Nợ TK 211: 150.000.000đ
Nợ TK 133: 15.000.000đ
Có TK 331: 165.000.000đ

Nợ TK 211: 2.000.000
Nợ TK 133: 200.000
Có TK 111: 2.200.000

3. Ngày 22/08:
Theo điều 3 Thông tư Số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ tài chính: Thì những tài sản có giá trị từ 30.000.000 trở lên thì mới là TSCĐ.
Xem thêm: 
Điều kiện ghi nhận tài sản cố định

=> Những TS có giá trị < 30 tr là Công cụ dụng cụ. Như vậy trong trường hợp này các bạn hạch toán như sau;

Nợ TK 153: 20.000.000
Nợ TK 133: 200.000
Có TK 112: 22.000.000

Nợ TK 153: 200.000
Nợ TK 133: 200.000
Có TK 111: 2.200.000

Chú ý: Những hóa đơn có giá trị > 20 tr phải thanh toán qua tài khoản ngân hàng thì mới được coi là chí phí hợp lý và được khấu trừ thuế GTGT.
bài tập kế toán tài sản cố định

4. Ngày 26/08
Nợ TK 211: 150.000.000

Nợ TK 133: 15.000.000
Có TK 112: 165.000.000
Nợ TK 331: 165.000.000
Có TK 341: 165.000.000

Nợ TK 211: 1.500.000
Có TK 3339: 1.500.000
Nợ TK 3339: 1.500.000
Có TK 111: 1.500.000 

Bài tập 2:

1. Ngày 15/06 thanh lý 1 TSCĐ, có nguyên giá 158.400.000đ, thời gian sử dụng 12 năm, đã trích khấu hao 152.000.000đ.
Chi phí thanh lý gồm:
– Lương: 2.000.000đ
– Trích theo lương: 380.000đ
– Công cụ dụng cụ: 420.000đ
– Tiền mặt: 600.000đ
Thu nhập thanh lý bán phế liệu thu ngay bằng tiền mặt 1.800.000đ.

2. Ngày 25/06 bán thiết bị đang sử dụng ở bộ phận bán hàng có nguyên giá 36.000.000đ, đã hao mòn lũy kế 6.000.000đ, thời gian sử dụng 3 năm. Chi phí tân trang trước khi bán 500.000đ trả bằng tiền mặt. Giá bán chưa thuế 5.800.000đ, thuế GTGT 10%, đã thu bằng tiền mặt.

3. Ngày 26/06 chuyển khoản mua 1 xe hơi sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp có giá chưa thuế 296.000.000đ, thuế GTGT 10%, thời gian sử dụng 5 năm. Lệ phí trước bạ 1.000.000đ thanh toán bằng tiền tạm ứng. Tiền môi giới 3.000.000đ trả bằng tiền mặt.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
– Xác định mức khấu hao TSCĐ trong tháng 6 và định khoản nghiệp vụ trích khấu hao.
– Công ty trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

– Mức khấu hao trung bình 1 tháng của TSCĐ hiện có đầu tháng 6 là 32.500.000đ phân bổ cho:
– Bộ phận bán hàng: 22.500.000đ
– Bộ phận QLDN: 10.000.000đ

Hướng dẫn giải:

1. Ngày 15/06
Nợ TK 214: 152.000.000
Nợ TK 811: 6.400.000
Có TK 211: 158.400.000

Nợ TK 811: 3.400.000
Có TK 334: 2.000.000
Có TK 338: 380.000
Có TK 153: 420.000
Có TK 111: 600.000

Nợ TK 111: 1.800.000
Có TK 711: 1.800.000

Mức khấu hao trích hàng tháng của nhà kho : 158.400.000 / 12 x 12 = 1.100.000
Mức khấu hao của ngày 16 không sử dụng (15/06 – 30/06 ) = ( 1.100.000 / 30 ) x 16 = 586.670 đ

2. Ngày 25/06
Nợ TK 214: 6.000.000
Nợ TK 811: 30.000.000
Có TK 211: 36.000.000

Nợ TK 811: 500.000
Có TK 111: 500.000

Nợ TK 111: 6.380.000
Có TK 3331: 580.000
Có TK 711: 5.800.000

Mức khấu hao trích hàng tháng của thiết bị = 36.000.000 / ( 3 x 12 ) = 1.000.000
Mức khấu hao của ngày 6 không sử dụng ( 25/06 – 30/06 ) = ( 1.000.000 / 30 ) x 6 = 200.000 đ

3. Ngày 26/06
Nợ TK 211: 296.000.000
Nợ TK 133: 29.600.000
Có TK 112: 325.600.000

Nợ TK 211: 1.000.000
Có TK 3339: 1.000.000

Nợ TK 3339: 1.000.000
Có TK 141: 1.000.000

Nợ TK 211: 3.000.000
Có TK 111: 3.000.000

Tổng nguyên giá của chiếc xe hơi = 296.000.000 + 1.000.000 + 3.000.000 = 300.000.000đ
Mức khấu hao trích hàng tháng của xe hơi = 300.000.000 / ( 5 x 12 ) = 5.000.000đ
Mức khấu hao của 5 ngày sử dụng (26/06 – 30/06 ) = 5.000.000 / ( 30×5 ) = 833.330đ

Tổng mức trích khấu hao của tháng 06:
32.546.660đ = 32.500.000 – 586.670 – 200.000 + 833.330

Trong đó:
Bộ phận bán hàng: 22.300.000đ = 22.500.000 – 200.000
Bộ phận QLDN: 10.246.660đ = 10.000.000 – 586.670 + 833.330
Định khoản:
Nợ TK 641: 22.300.000
Nợ TK 642: 10.246.660
Có TK 214: 32.546.660
 
Bài tập 3:

Số dư đầu tháng : TK 2412: 256.000.000đ (xây dựng nhà kho A).
1. Ngày 16/08 xuất kho vật liệu 50.000.000đ và công cụ dụng cụ 5.000.000đ đưa vào xây dựng nhà kho A.
2. Ngày 18/08 chi tiền mặt để xây dựng nhà kho A: 10.000.000đ.
3. Ngày 22/08 cuối tháng quá trình xây dựng nhà kho A hoàn thành, chi phí xây dựng phải trả cho công ty K là 66.000.000đ (trong đó thuế GTGT 6.000.000đ), TSCĐ được bàn giao đưa vào sử dụng, giá quyết toán được duyệt bằng 95% chi phí thực tế, 5% vượt mức không tính vào nguyên giá (do doanh nghiệp chịu tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ).
– Tài sản này được hình thành từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
4. Ngày 26/08 chyển khoản thanh toán tiền mua phần mềm máy tính về quản trị sản xuất là 80.000.000đ.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nói trên.

Hướng dẫn giải:

1. Ngày 16/08
Nợ TK 2412: 55.000.000
Có TK 152:  50.000.000
Có TK 153: 5.000.000

2. Ngày 18/08
Nợ TK 2412: 10.000.000
Có TK 111:  10.000.000

3. Ngày 22/08
Nợ TK 2412: 60.000.000
Nợ TK 1331: 6.000.000
Có TK 331: 66.000.000

Nợ TK 211: 361.950.000  = 381.000.000 x 95%
Nợ TK 632: 19.050.000 = 381.000.000 x 5%
Có TK 2412: 381.000.000 = 256.000.000 + 55.000.000 + 10.000.000 + 60.000.000

Nợ TK 441: 361.950.000
Có TK 411: 361.950.000

4. Ngày 26/08
Nợ TK 2135: 80.000.000
Có TK 112: 80.000.000

Bài tập 4:
Số dư đầu tháng: TK 335: 40.000.000đ (trích CP sửa chửa lớn TSCĐ X ở phân xưởng SX)
TK 2413: 10.000.000đ (CP sửa chửa lớn TSCĐ X)

1. Xuất công cụ dụng cụ (loại phân bổ 1 lần) để sửa chửa TSCĐ (sửa chữa thường xuyên) ở phân xưởng sản xuất 400.000đ
2. Sửa chữa lớn TSCĐ X, chi phí sửa chữa bao gồm:
– Xuất phụ tùng thay thế: 14.000.000đ
– Tiền mặt: 200.000đ
– Tiền công thuê ngoài phải trả chưa thuế: 15.000.000đ (thuế GTGT 10%)

TSCĐ X đã sửa chữa xong, bàn giao và đưa vào sử dụng. Kế toán xử lý khoản chênh lệch giữa chi phí trích trước và chi phí thực tế phát sinh theo đúng quy định.

3. Sửa chửa đột xuất 1 TSCĐ Y đang sử dụng ở bộ phận bán hàng, chi phí sửa chữa bao gồm:
– Mua ngoài chưa trả tiền một số chi tiết để thay thế giá chưa thuế 8.000.000đ, thuế GTGT 10%.
– Tiền công thuê ngoài phải trả chưa thuế 1.600.000đ, thuế GTGT 10%.
– Công việc sửa chữa đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng, chi phí sửa chữa được phân bổ làm 4 tháng, bắt đầu từ tháng này.

4. Sửa chữa nâng cấp văn phòng công ty, số tiền phải trả cho người nhận thầu 66.000.000đ, trong đó thuế GTGT 6.000.000đ. Cuối tháng công việc sửa chữa đã xong, kết chuyển chi phí làm tăng nguyên giá TSCĐ.

5. Ngày 31/12, kiểm kê phát hiện thiếu một tài sản cố định hữu hình, nguyên giá 18.000.000đ, đã hao mòn 3.000.000đ, chưa rõ nguyên nhân.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

Hướng dẫn giải:
1.
Nợ TK 627: 400.000
Có TK 153: 400.000
2.
Nợ TK 2413: 14.000.000
Có TK 152: 14.000.000

Nợ TK 2413: 200.000
Có TK 111: 200.000

Nợ TK 2413: 15.000.000
Nợ TK 133: 1.500.000
Có TK 331: 16.500.000

Nợ TK 335: 39.200.000
Có TK 2413: 39.200.000 = 14.000.000 + 200.000 + 15.000.000 + 10.000.000

Nợ TK 335: 800.000 = 40.000.000 – 39.200.000
Có TK 627: 800.000

3.
Nợ TK 2413: 8.000.000
Nợ TK 133: 800.000
Có TK 331: 8.800.000

Nợ TK 2413: 1.600.000
Nợ TK 133: 160.000
Có TK 331: 1.760.000

Nợ TK 142: 9.600.000
Có TK 2413: 9.600.000 = 8.000.000 + 1.600.000

Nợ TK 641: 2.400.000
Có TK 142: 2.400.000 = 9.600.000 / 4

4.
Nợ TK 2413: 60.000.000
Nợ TK 133: 6.000.000
Có TK 331: 66.000.000

Nợ TK 211: 60.000.000
Có TK 2413: 60.000.000

5.
Nợ TK 1381: 15.000.000
Nợ TK 214: 3.000.000
Có TK 211: 18.000.000