Hướng dẫn cách hạch toán điều chỉnh tăng giảm doanh thu, thuế GTGT; Cách hạch toán hoá đơn điều chỉnh tăng giảm thuế GTGT, doanh thu, đơn giá, thành tiền trên hoá đơn viết sai.
Nhiều bạn đặt câu hỏi: Hóa đơn điều chỉnh tăng – giảm tiền thuế, doanh thu, giá bán … hạch toán như thế nào? Bài viết này Kế toán Thiên Ưng sẽ hướng dẫn cách hạch toán điều chỉnh tăng giảm doanh thu, thuế GTGT chi tiết đối với cả bên mua và bên bán.
Chú ý: Đây là cách hạch toán hóa đơn chỉnh tăng giảm doanh thu, thuế GTGT do có sai sót nhé.
Ví dụ: Khi phát hiện hóa đơn sai sót về đơn giá, số lượng, thành tiền, tiền thuế …(những sai sót ảnh hưởng đến số tiền, doanh thu, tiền thuế và hóa đơn đó đã kê khai)
-> Thì lập biên bản điều chỉnh hóa đơn
-> Và Xuất hóa đơn điều chỉnh, Xem thêm: Cách viết hóa đơn điều chỉnh
-> Dựa vào hóa đơn điều chỉnh tăng giảm đó các bạn hạch toán như sau:
———————————————————————————
1. Cách hạch toán hóa đơn điều chỉnh Tăng doanh thu, thuế GTGT:
a. Bên bán:
Nợ TK : 111, 112, 131
Có TK: 511
Có TK : 33311
b. Bên mua:
– Nếu hàng còn tồn trong kho thì ghi Tăng Giá trị hàng hóa, ghi:
Nợ TK: 156
Nợ TK: 1331
Có TK: 331, 111, 112
– Nếu hàng đó đã bán thì ghi Tăng Giá vốn hàng bán:
Nợ TK: 632
Nợ TK: 1331
Có TK: 331, 111, 112
– Nếu hàng đó đã đưa vào sản xuất kinh doanh, quản lý … thì ghi Tăng chi phí đó lên:
Nợ TK: 154, 642…
Nợ TK: 1331
Có TK: 331, 111, 112
————————————————————
2. Cách hạch toán hoá đơn điều chỉnh Giảm doanh thu, thuế GTGT:
a. Bên bán:
Nợ TK: 511
Nợ TK: 33311
Có TK: 111, 112, 131
b. Bên mua:
– Nếu hàng còn tồn trong kho thì ghi Giảm giá trị hàng hóa:
Nợ TK: 111, 112, 331
Có TK: 156
Có TK: 1331
– Nếu hàng đã bán thì ghi Giảm giá vốn hàng bán:
Nợ TK: 111, 112, 331
Có TK: 632
Có TK: 1331
– Nếu hàng đó đã đưa vào sản xuất, kinh doanh hoặc quản lý thì ghi Giảm chi phí đó xuống:
Nợ TK: 111, 112, 331
Có TK: 154, 642 …
Có TK: 1331
———————————————————
Lưu ý:
– Các trường hợp hóa đơn điều chỉnh giảm dochiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán thì không được hạch toán như trên mà hạch toán khác, chi tiết các bạn xem tại đây nhé: Cách hạch toán chiết khấu thương mại
Sau đây Kế toán Thiên Ưng xin lấy 1 ví dụ cụ thể về việc hạch toán hoá đơn điều chỉnh giảm để các bạn hình dung thực tế:
– Ngày 5/1/2021 Công ty Kế toán Thiên Ưng xuất hàng cho khách hàng như sau:
STT | Tên hàng hóa, dịch vụ | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6=4×5 |
01 | Điều hòa Samsung AS09TW – 9.000 BTU | Chiếc | 10 | 7.000.000 | 70.000.000 |
02 | Cục nóng điều hòa Sam sung AS09TW – 9.000 BTU | Chiếc | 10 | ||
Cộng tiền hàng: 70.000.000 | |||||
Thuế suất GTGT: 10 % , Tiền thuế GTGT: 7.000.000 | |||||
Tổng cộng tiền thanh toán 77.000.000 Số tiền viết bằng chữ: Bảy mươi bảy triệu triệu đồng chẵn. |
(Hóa đơn trên Công ty đã kê khai vào tháng 1/2021)
– Nhưng đến ngày 5/6/2021 Công ty phát hiện sai đơn giá (Thực tế là: 6.900.000 nhưng kế toán lại viết: 7.000.000)
-> Xử lý hoá đơn viết sai đó: Lập biên bản điều chỉnh và xuất hóa đơn điều chỉnh giảm như sau:
STT | Tên hàng hóa, dịch vụ | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6=4×5 |
01 | Điều chỉnh giảm đơn giá của hóa đơn số 0006359, ký hiệu TU/12P, ngày 5/1/2021 từ 7.000.000 thành 6.900.000 | Chiếc | 10 | 100.000 | 1.000.000 |
Cộng tiền hàng: 1.000.000 | |||||
Thuế suất GTGT: .10 % , Tiền thuế GTGT: 100.000 | |||||
Tổng cộng tiền thanh toán 1.100.000 Số tiền viết bằng chữ: Một triệu một trăm nghìn đồng chẵn. |
Dựa vào hóa đơn điều chỉnh giảm đơn giá trên -> Hạch toán điều chỉnh Giảm doanh thu, thuế GTGT như sau:
a. Bên bán:
– Hạch toán Giảm Doanh thu và thuế GTGT phải nộp:
Nợ TK 511: 1.000.000
Nợ TK: 33311: 100.000
Có TK 131: 1.100.000
b. Bên mua:
– Hạch toán Giảm giá trị hàng hóa và thuế GTGT (Trường hợp hàng còn tồn kho)
Nợ TK 111, 112, 331: 1.100.000
Có TK 156: 1.000.000
Có TK 1331: 100.000
– Nếu hàng đó đã bán thì hạch toán Giảm giá vốn hàng bán:
Nợ TK 111, 112, 331: 1.100.000
Có TK 632: 1.000.000
Có TK 1331: 100.000
Nếu bạn chưa biết cách kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm có thể xem thêm: Cách kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm.
———————————————————————————
Kế toán Thiên Ưng xin chúc các bạn thành công!
——————————————————————————-