Cách nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán nhanh nhất

Để làm tốt công việc của người kế toán thì bạn cần phải nắm vững các nghiệp vụ, muốn nắm vững nghiệp vụ thì bạn cần ghi nhớ các tài khoản kế toán, đó là phương tiện để phản ánh các nghiệp vụ phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt.
 

Sau đây Công ty kế toán Thiên Ưng xin hướng dẫn các bạn cách ghi nhớ từng tài khoản kế toán trong bảng hệ thống tài khoản kế toán một cách nhanh nhất và chính xác nhất.

 
1. Làm quen với từng loại tài khoản:
 
– Việc đầu tiên các bạn cần quan tâm đó là các bạn học từng loại tài khoản trước, sau đó mới học sang loại tài khoản khác.
 

VD: Loại tài khoản 1 có bao nhiều tài khoản cấp 1, cấp 2, cấp 3. Các bạn học xong thì học sang loại tài khoản 2.
 

2. Bản chất của từng loại tài khoản:
 
– Loại tài khoản đầu 1 và 2 – Là loại tài khoản “Tài sản

VD: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải thu khách hàng, thuế GTGT được khấu trừ, Nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa, Công cụ dụng cụ, TSCĐ …

– Loại tài khoản đầu 3 – Là loại tài khoản “Nợ phải trả
VD: Phải trả người bán, Các khoản thuế phải nộp, Phải trả người lao động, phải trả khác, vay nợ thuê tài chính …

– Loại tài khoản đầu 4 – Là loại tài khoản “Vốn chủ sở hữu
VD: Vốn đầu tư của Chủ sở hữu, Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối …

– Loại tài khoản đầu 5 – Là loại tài khoản “Doanh thu
VD: Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ; Doanh thu bán thành phẩm …

– Loại tài khoản đầu 6 – Là loại tài khoản “Chi phí sản xuất, kinh doanh
VD: Chi phí mua hàng; Chi phí sản xuất; Chi phí giá vốn; Chi phí bán hàng; Chi phí quản lý Doanh nghiệp … (Thông tư 133 và Thông tư 200 khác biệt chủ yếu ở Loại tài khoản này. Thông tư 200 quy định chi tiết từng loại Tài khoản chi phí)

– Loại tài khoản đầu 7 – Là loại tài khoản “Thu nhập khác
VD: Thu nhập khác gồm: Thanh lý, nhượng bán TSCĐ; Khoản tiền phạt thu được; Các khoản cho biếu, tặng mà DN nhận được…

– Loại tài khoản đầu 8 – Là loại tài khoản “Chi phí khác
VD: Chi phí thuế TNDN phải nộp; Khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, vi phạm hành chính …

– Loại tài khoản đầu 9 –  Là loại tài khoản “Xác định kết quả kinh doanh(Cuối kỳ sẽ Tập hợp toàn bộ CP và DT vào TK này)
 
Như vậy:
– Nói đến Tiền, Hàng hóa và Tải sản thì nhớ đến TK đầu 1 và 2.
– Nói đến các khoản Nợ phải trả, phải nộp thì nhớ đến TK đầu 3
– Nói đến Nguồn vốn chủ sở hữu thì nhớ đến TK đầu 4.
– Nói đến Doanh thu và Doanh thu khác thì nhớ đến TK đầu 5 + 7
– Nói đến Chi phí và Chi phí khác thì nhớ đến TK đầu 6 + 8.
– Nói đến việc tập hợp CP và DT thì nhớ đến TK 911.
 

Chú ý:
– TK đầu 5 và 7 là DT mang tính chất NGUỒN VỐN
cách ghi nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán

– TK đầu 6 + 8 là CP mang tính chất TÀI SẢN
 

Kết luận:
Tài khoản Tài sản gồm: Tài khoản đầu 1 + 2 + 6 + 8
Tài khoản Nguồn Vốn gồm:Tài khoản đầu 3 + 4 + 5 +7
 

3. Cách định khoản các tài khoản:

a, Các loại tài khoản Tài sản gồm các đầu: 1,2,6,8:
 
– Khi phát sinh Tăng: Ghi bên
NỢ
    – Khi phát sinh Giảm: Ghi bên
 
b, Các loại tài khoản Nguồn vốn gồm các đầu:
3,4,5,7:

– Khi phát sinh Tăng: Ghi bên
    – Khi phát sinh Giảm: Ghi bên NỢ

VD: Phát sinh nghiệp vụ mua hàng và thanh toán bằng tiền mặt

– Mua hàng (là hàng hóa-> Tăng hàng hóa lên, ghi bên NỢ)
– Thành toán bằng tiền mặt (là tiền mặt -> Giảm tiền mặt, ghi bên CÓ)

-> Hạch toán khi thanh toán tiền mua hàng:
Nợ TK 156 – Hàng hóa
     Có TK 111 – Tiền mặt

4. Những chú ý khi định khoản hạch toán:
 
– Muốn định khoản kế toán tốt các bạn phải xác định được đối tượng kế toán được thực hiện trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
– Bên Nợ ghi trước/ Bên Có ghi sau, ghi hết bên nợ rồi sang bên có.
– Nghiệp vụ biến động tăng ghi 1 bên và Nghiệp vụ biến động giảm ghi 1 bên.
– Dòng ghi Nợ phải so le với Dòng ghi Có.
– Tổng giá trị bằng tiền ghi Bên Nợ = Tổng giá trị bằng tiền ghi Bên Có.
 

Trên đây là những kiến thức cơ bản để các bạn có thể ghi nhớ nhanh bảng hệ thống tài khoản kế toán, điều quan trọng nhất là các bạn làm nhiều bài tập là sẽ nắm vững nghiệp vụ, chi tiết các bạn có thể xem thêm: Bài tập định khoản nguyên lý kế toán
 

Các bạn muốn học thực hành làm kế toán tổng hợp trên chứng từ thực tế, thực hành xử lý các nghiệp vụ hạch toán, tính thuế, kê khai thuế GTGT. TNCN, TNDN… tính lương, trích khấu hao TSCĐ….lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế cuối năm … thì có thể tham gia: Lớp học kế toán thực hành thực tế tại Kế toán Thiên Ưng
__________________________________________________