Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào 2021 (kể cả hàng nhập khẩu, nhà thầu); Quy định về khấu trừ thuế GTGT; Các trường hợp không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Căn cứ theo quy định tại:
Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC
Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC
Điều 10 Thông tư 151/2014/TT-BTC
Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC
Điều 1 Thông tư 173/2016/TT-BTC
Quy định điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:
—————————————————————————————–
1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào.
– Hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
Nghĩa là:
– Nếu là hàng hóa, dịch vụ trong nước: Thì phải có hóa đơn GTGT hợp pháp.
Chi tiết:► Quy định về hóa đơn GTGT hợp pháp
Điều kiện khấu trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu:
– Nếu là hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu: Thì phải có chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay nhà thầu nước ngoài (còn gọi là thuế nhà thầu)
Hóa đơn theo địa chỉ cũ có được khấu trừ?
Trường hợp trước ngày 08/08/2018 Công ty ký kết một số hợp đồng kinh tế với các đối tác, nhà cung cấp nước ngoài theo địa chỉ đăng kí kinh doanh cũ trước khi thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh từ ngày 08/08/2018. Tuy nhiên, do công tác chuẩn bị xuất hàng phải tiến hành trước nhiều ngày, nhà cung cấp nước ngoài không kịp điều chỉnh lại các chứng từ theo địa chỉ đăng kí kinh doanh mới của Công ty, dẫn đến chứng từ của bộ hồ sơ hải quan (một số chứng từ lập sau ngày 08/08/2018) vẫn ghi theo địa chỉ đăng ký cũ.
-> Nếu các chứng từ nộp thuế GTGT nhập khẩu của Công ty đáp ứng điều kiện tại Khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2016/TT-BTC thì được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định.
(Theo Công văn 68573/CT-TTHT ngày 11/10/2018 của Cục thuế TP Hà Nội)
Xem thêm:► Cách kê khai hàng nhập khẩu
► Cách kê khai thuế nhà Thầu
———————————————————————-
2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặtđối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu)từ 20 triệu đồng trở lên.
(trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới 20 triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.)
Nghĩa là:
– Những hóa đơn từ 20 triệu đồng trở lên: Phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
– Những hóa đơn dưới 20tr giá đã có thuế GTGT: Không cần phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (chi tiền mặt cũng được).
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm:
– Chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
– Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác.
Cụ thể như sau:
1. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định. (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán). a) Các chứng từ bên mua nộp tiền mặt vào tài khoản của bên bán hoặc chứng từ thanh toán theo các hình thức không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành không đủ điều kiện để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ hai mươi triệu đồng trở lên. b) Hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn từ hai mươi triệu đồng trở lên theo giá đã có thuế GTGT nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ. c) Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào: – Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào. – Trường hợp khi thanh toán, cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh thuế GTGT đã kê khai, khấu trừ). Xem thêm: Cách hạch toán mua hàng trả góp. ————————————————————————— 2. Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm: a) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có: – Trường hợp bù trừ công nợ qua bên thứ ba phải có biên bản bù trừ công nợ của ba (3) bên làm căn cứ khấu trừ thuế. b) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như vay, mượn tiền; cấn trừ công nợ qua người thứ ba mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có: c) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng(bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định) thì việc thanh toán theo uỷ quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật. – Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lạiđược thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuếđối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Xem thêm: Quy định về thanh toán bù trừ công nợ. d) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán qua ngân hàng vào tài khoản của bên thứ ba mở tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ (theo Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thì cũng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Ví dụ: Công ty A mua hàng của Công ty B và Công ty A đang còn nợ tiền hàng của Công ty B. Tuy nhiên Công ty B đang còn nợ tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Căn cứ Luật Quản lý thuế, cơ quan thuế thực hiện thu tiền, tài sản của Công ty B do Công ty A đang nắm giữ để thi hành quyết định hành chính thuế thì khi Công ty A chuyển tiền vào tài khoản thu ngân sách cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng, số thuế GTGT đầu vào tương ứng với doanh số của hàng hóa mua vào được kê khai, khấu trừ. |
———————————————————————————————
3, Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới 20 triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Nhà cung cấp là người nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp khai và nộp thuế GTGT.
– Trường hợp người nộp thuế là cơ sở kinh doanh có các cửa hàng là các đơn vị phụ thuộc sử dụng chung mã số thuế và mẫu hóa đơn của cơ sở kinh doanh, trên hoá đơn có tiêu thức “Cửa hàng số” để phân biệt các cửa hàng của cơ sở kinh doanh và có đóng dấu treo của từng cửa hàng thì mỗi cửa hàng là một nhà cung cấp.”
Nghĩa là: Mỗi cửa hàng đó là 1 nhà cung cấp -> Không gộp chung với Công ty.
Ví dụ: Công ty A có cửa hàng số B, cửa hàng số C.
– Ngày 19/11 Công ty kế toán Thiên Ưng mua hàng của Công ty A trị giá 10tr, mua hàng của Cửa hàng B trị giá 11tr, mua hàng của Cửa hàng C 12tr.
=> Như vậy Công ty Thiên Ưng sẽ nhận được 3 hóa đơn của 3 nhà cung cấp khác nhau (không phải của 1 nhà cung cấp) -> Nên không thuộc trường hợp mua hàng nhiều lần trong cùng 1 ngày của 1 nhà cung cấp.
Xem thêm: Xuất nhiều hóa đơn cho 1 công ty trong 1 ngày.
———————————————————————————————
4. Không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các trường hợp:
– Hóa đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT(trừ trường hợp đặc thù được dùng hóa đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT);
– Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán;
– Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua nên không xác định được người mua(trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 12 Điều 14 Thông tư 219);
– Hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo);
– Hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặc trao đổi.
Xem thêm: Các trường hợp không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào
————————————————————————
5. Các trường hợp khác cần chú ý:
a) Nếu mua xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng(giá chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ.
Nghĩa là:
– Những Ô tô KHÔNG sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn -> Thì chỉ được khấu trừ tối đa 160tr tiền thuế GTGT. Còn phần vượt trên thì không được khấu trừ.
– Nếu Ô tô sử dụng vào những viêc trên: -> Được khấu trừ toàn bộ
Xem thêm: Cách hạch toán mua xe ô tô trên 1.6 tỷ
– Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.
——————————————————————————
b) DN sản xuất kinh doanh hàng Chịu thuế và Không chịu thuế:
– Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
– Doanh nghiệp phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ.
– Trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được.
– Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng/quý tạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào được khấu trừ trong tháng/quý, cuối năm cơ sở kinh doanh thực hiện tính phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng/quý.
Xem thêm: Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào
———————————————————————————————–
c, Điều kiện khấu trừ thuế GTGT hóa đơn dịch vụ ăn uống:
Căn cứ theo Công văn 15176/CTHN-TTHT ngày 11/05/2021 của Cục thuế TP Hà Nội:
Căn cứ các quy định và hướng dẫn nêu trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Trong thời gian từ ngày Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 được ban hành đến ngày 30/6/2022, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vẫn còn hiệu lực thi hành. Theo đó, đối với hóa đơn đầu vào với nội dung hóa đơn là “dịch vụ ăn uống” thì:
– Trường hợp hóa đơn đầu vào là hóa đơn giấy thì nội dung trên hóa đơn thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC và bảng kê đính kèm trên hóa đơn thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư số 39/2014/TT-BTC.
– Trường hợp hóa đơn đầu vào làhóa đơn điện tử thì nội dung trên hóa đơn thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 32/2011/TT-BTC và trên hóa đơn phải thể hiện đầy đủ danh mục hàng hóa bán ra đảm bảo nguyên tắc thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011.
Công ty được kê khai, khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính và được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với các khoản chi phí đáp ứng quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính.
——————————————————————–
Xem thêm: Vé cước đường bộ có được khấu trừ thuế GTGT
—————————————————————————————————–
6. Cách xử lý thuế GTGT không được khấu trừ:
– Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định.
-> Trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Như vậy:
– Số thuế GTGT không được khấu trừ thì: Hạch toán vào chi phí hoặc tính vào nguyên giá TSCĐ.
– Riêng số thuế GTGT của hóa đơn có giá trị từ 20tr trở lên mà không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt => Sẽ bị loại (Không được khấu trừ và cũng không được hạch toán vào chi phí)
———————————————————————————————
Chú ý:Trên đây là quy định điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa dịch vụ trong nước, nhập khẩu, nộp thuế thay cho phía nước ngoài -> Còn quy định điều kiện khấu trừ thuế GTGT hàng xuất khẩu các bạn xem tại đây nhé:
Điều kiện khấu trừ thuế GTGT hàng xuất khẩu
——————————————————————————————
Chúc các bạn thành công! Các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu về thuế – Kế toán: kê khai thuế tháng/quý, hoàn thiện sổ sách, lương, BHXH, lên Báo cáo tài chính, quyết toán thuế cuối năm ….
Có thể tham gia: Khóa học thực hành kế toántổng hợpthực tế
——————————————————————