Hàng hóa cho mượn có phải xuất hóa đơn không?

Hàng hóa cho vay, mượn có phải lập hóa đơn không? Bài viết này Kế toán Thiên Ưng xin tổng hợp những quy định mới nhất về việc Cho vay, mượn hàng hóa, nguyên vật liệu, tài sản …

Theo khoản 1 điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC nguyên tắc lập hóa đơn:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.”
 
– Nhưng điểm này đã được sử đổi, bổ sung theo Theo khoản 3 điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.”
 
– Nhưng Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
 

Như vậy: Đã bỏ cụm từ: “xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.”
 
Theo khoản 2 điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC:
“Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT”.
 

Như vậy:Khi cho vay, mượn hàng hóa thì không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT.
 
 
 Nhưng ngày 30/04/2015: Cổng thông tin điện tử của Bộ tài chính lại có câu trả lời ngược lại, cụ thể như sau:
 
Câu hỏi:
Kính gửi: Bộ Tài Chính Tôi đang vướn một vấn đề như sau rất mong BTC hướng dẫn giúp:
– Theo Thông tư 119/2014/TT-BTC tại Điều 5, Khoản 3, Điểm a Sửa đổi, bổ sung hướng dẫn tại điểm b, c khoản 1 Điều 16 như sau: ( có hiệu lực từ ngày 01/09/2014)
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.”
– Nếu theo TT 119 thì việc mượn hàng hóa thì bên cho mượn không cần phải xuất hóa đơn đầu ra cho bên mượn.
– Vậy nếu đơn vị tôi mượn hàng hóa của một NCC hoặc đối tác để bán ra, chứng từ kèm theo cho việc mượn hàng là Hợp đồng mượn, BB bàn giao hàng hóa, tôi đã dùng hàng hóa đó để bán ra và xuất hóa đơn đầu ra cho khách hàng.
– Khi nào tôi mua được hàng, có hóa đơn tài chính đầy đủ thì tôi xuất trả lại hàng cho bên cho mượn.
– Vậy hàng mượn của tôi, khi xuất bán có được tính giá vốn hợp lý hợp lệ không? Rất mong nhận được sự phản hồi của BCT. Chân thành cảm ơn!
 
Trả lời: (Ngày 30/4/2015)
 
Tại Điều 512, Điều 517 Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quy định:
– Hợp đồng mượn tài sản: “Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được”.
– Quyền của bên cho mượn tài sản: “ … Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn…”

 
Như vậy, bên cho mượn là chủ sở hữu đối với tài sản và có quyền định đoạt đối với tài sản cho mượn. Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản khi được sự ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
 
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, khoản 2a Điều 4 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính thì thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng (GTGT), xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.
 
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp trong Hợp đồng “mượn” hàng hóa có thỏa thuận bên mượn được phép bán hàng hóa của bên cho mượn thì Hợp đồng “mượn” hàng hóa nêu trên thực chất là Hợp đồng mua bán hàng hóa, bên bán (tức bên cho “mượn”) phải xuất hóa đơn bán hàng hóa cho bên mua (bên “mượn”) theo quy định. Trường hợp Công ty của Ông (Bà) có mượn hàng hóa của nhà cung cấp hoặc đối tác theo đúng quy định về Hợp đồng mượn tài sản (hàng hóa) quy định tại Bộ luật dân sự, sau đó Công ty của Ông (Bà) đem tài sản (hàng hóa)  mượn để bán ra cho khách hàng là không đúng quy định vì hàng hóa đó không thuộc quyền sở hữu và quyền định đoạt của Công ty của Ông (Bà).

(Nguồn: http://www.mof.gov.vn)

Theo khoản 10 điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC
“4. Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm:

a) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ mua vào với hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng.”
 
Như vậy: Tốt nhất khi gặp phải trường hợp này, trước khi làm các bạn nên làm Công văn gửi lên chi cục thuế quản lý DN các bạn để xin ý kiến trước khi làm.
 

Chúc các bạn thành công!

__________________________________________________
hàng cho mượn có phải lập  hóa đơn không