Mẫu bảng phân bổ tiền lương, bảo hiểm xã hội theo Thông tư 133, 200

Hướng dẫn cách lập Bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội theo Thông tư 133 và 200 – Mẫu 11-LĐTL, tập hợp và phân bổ tiền lương tiền công thực tế phải trả, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và kinh phí công đoàn …

I. Mẫu bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội:
 

Đơn vị: Kế toán Thiên Ưng
Bộ phận: ………………
Mẫu số 11 – LĐTL
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

 

BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Tháng… năm …

Số TT Ghi Có Tài khoản

Đối tượng sử dụng
(Ghi Nợ các Tài khoản)

TK 334 – Phải trả người lao động TK 338 – Phải trả, phải nộp khác TK 335 Chi phí phải trả Tổng cộng
Lương Các khoản khác Cộng Có TK 334 Kinh phí công đoàn Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm tai nạn lao động Cộng Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3385, 3388)
A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
1 TK 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (TK 631 – Giá thành sản xuất)                      
2 TK 642- Chi phí quản lý kinh doanh                      
3 TK 242- Chi phí trả trước                      
4 TK 335- Chi phí phải trả                      
5 TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang                      
6 TK 334- Phải trả người lao động                      
7 TK 338- Phải trả, phải nộp khác                      
8 ……………………………                      
  Cộng:                      

 

Người lập bảng
(Ký, họ tên)
Ngày… tháng… năm…
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

Tải mẫu Bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội theo Thông tư 133:

TẢI VỀ

Tải mẫu Bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội theo Thông tư 200:

TẢI VỀ

 
Nếu bạn không tải về được thì có thể làm theo cách sau:
Bước 1: Để lại mail ở phần bình luận bên dưới
Bước 2: Gửi yêu cầu vào mail: [email protected] (Tiêu đề ghi rõ Tài liệu muốn tải)

II. Cách lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH:

1. Mục đích:
– Dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương tiền công thực tế phải trả (gồm tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và kinh phí công đoàn phải trích nộp trong tháng cho các đối tượng sử dụng lao động (ghi Có TK 334, TK 335, TK 338 (3382, 3383, 3384, 3385, 3388).

2. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

– Kết cấu và nội dung chủ yếu của bảng phân bố này gồm có các cột dọc ghi Có TK 334, TK 335, TK 338 (3382, 3383, 3384, 3385, 3888), các dòng ngang phản ánh tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, kinh phí công đoàn tính cho các đối tượng sử dụng lao động.

Xem thêm: Cách hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương

– Cơ sở lập:
         + Căn cứ vào các bảng thanh toán lương, thanh toán làm đêm, làm thêm giờ… kế toán tập hợp, phân loại chứng từ theo từng đối tượng sử dụng tính toán số tiền để ghi vào bảng phân bổ này theo các dòng phù hợp cột ghi Có TK 334 hoặc có TK 335.
         + Căn cứ vào tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và tổng số tiền lương phải trả (theo quy định hiện hành) theo từng đối tượng sử dụng tính ra số tiền phải trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, kinh phí công đoàn để ghi vào các dòng phù hợp cột ghi Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3385, 3388).

Xem thêm: Tỷ lệ trích các khoản BHXH

– Số liệu của bảng phân bổ này được sử dụng để ghi vào các bảng kê và các sổ kế toán có liên quan tùy theo hình thức kế toán áp dụng ở đơn vị (như Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ cái TK 334, 338…), đồng thời được sử dụng để tính giá thành thực tế sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.

Xem thêm: Bảng kê trích nộp các khoản theo lương

——————————————————————————
bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội