Thủ tục mua hóa đơn bán hàng tại Chi cục thuế

Thủ tục mua hóa đơn bán hàng trực tiếp tại Chi cục thuế; Hướng dẫn mua hóa đơn lần đầu tại Cơ quan thuế cho DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

Theo điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC:
– Những DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếpthì phải sử dụnghóa đơn bán hàng trực tiếp (không được sử dụng hóa đơn GTGT).

-> Kế toán Thiên Ưng xin hướng dẫn các bạn làm thủ tục mua hóa đơn bán hàng trực tiếp tại Cơ quan thuế:

——————————————————————-

 
1. Các đối tượng mua hóa đơn của Cơ quan thuế:

Theo điều 11 Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định:

– Tổ chức không phải là DN nhưng có hoạt động kinh doanh (bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án).
– Hộ, cá nhân kinh doanh;
– DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % nhân với doanh thu.
– DN đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế;
– DN đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

    => Chi tiết các đối tượng này, các bạn có thể xem dưới phần 4 nhé.

———————————————————————-

 
2. Thủ tục hồ sơ mua hóa đơn bán hàng của cơ quan thuế:

Theo điều 12 Thông tư số 39/2014/TT-BTC được hướng dẫn bởi Công văn 1839/TCT-CS và Công văn 2010/TCT-TVQT quy định cụ thể như sau:

a, Hồ sơ mua hóa đơn lần đầu bao gồm: 

  – Đơn đề nghị mua hóa đơn (mẫu số 3.3, phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC)
  – Bản cam kết Mẫu số CK01/AC  (Mẫu số 3.16 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC)
  – Giấy Phép Kinh Doanh (sao y bản chính)
  – Giấy ủy quyền của giám đốc và Chứng minh nhân dân của người đi mua(Chú ý: Thông tin của người được ủy quyền và thông tin người trong đơn phải khớp nhau).
  –
Dấu mộc vuông.

Chú ý: Theo quy định: Khi mua hóa đơn DN phải đóng dấu: tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của mỗi số hóa đơn trước khi mang ra khỏi cơ quan thuế nơi mua hóa đơn.
    -> Nên trước khi đi mua hóa đơn, DN chuẩn bị con dấu mộc vuông để đóng vào hóa đơn.

Nơi nộp hồ sơ mua hóa đơn: Phòng Ấn chỉ Chi cục Thuế quản lý Doanh nghiệp
– Số lượng hóa đơn bán cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh lần đầu không quá một quyển năm mươi (50) số cho mỗi loại hóa đơn.

Hóa đơn mua của cơ quan thuế có phải thông báo phát hành không?
– Những hóa đơn bán hàng mà DN mua tại cơ quan thuế đã được cơ quan thuế thông báo phát hành -> Nên DN không phải làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn nữa (sử dụng được ngay trong ngày).

——————————————————-
 

b, Hồ sơ mua hóa đơn từ lần thứ 2 trở đi:
  – Đơn đề nghị mua hóa đơn.
  – Giấy ủy quyền của giám đốc.
  – Chứng minh thư của người đi mua.
  – Sổ mua hóa đơn.
(Khi mua lần đầu DN sẽ được phát 1 quyển sổ đề theo dõi)
  – Quyển hóa đơn mua lần trước liền kề. (Là quyển hóa đơn mà DN đang sử dụng, sắp hết)
  – Dấu mộc vuông.

c, Trường hợp (2 trường hợp sau):
  – Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế;
  – Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

Ngoài các hồ sơ nêu trên phải có thêm:
  – Bảng kê hóa đơn hết giá trị sử dụng(mẫu số 3.12 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC).

————————————————————————————–

3. Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn:

– Khi đã sử dụng hóa đơn bán hàng mua của Chi cục thuế -> Doanh nghiệp sẽ phải làm Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý hoặc theo Tháng.

Chi tiết xem thêm: Cách lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

——————————————————————————————

4. Đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế:

Căn cứ theo điều 11 Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn bởi Công văn 1839/TCT-CS và Công văn 2010/TCT-TVQT quy định:

Cơ quan thuế bán hóa đơn cho các đối tượng sau:

a) Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh (bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án).
    Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh là các tổ chức có hoạt động kinh doanh nhưng không được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.

b) Hộ, cá nhân kinh doanh;

c) Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % nhân với doanh thu.

d) Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế;

đ) Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

Doanh nghiệp thuộc đối tượng theo quy định tại điểm d, đ khoản 1 Điều 11 Thông tư số 39/2014/TT-BTC (nêu trên) mua hóa đơn của cơ quan thuế trong thời gian 12 tháng. Hết thời gian 12 tháng, trường hợp doanh nghiệp chưa sử dụng hết hóa đơn mua của cơ quan thuế nếu có nhu cầu sử dụng thì được tiếp tục sử dụng đến hết.

Phòng/Bộ phận ấn chỉ Cục Thuế/Chi cục Thuế thực hiện:
 
  – Hết thời gian 12 tháng, căn cứ tình hình sử dụng hóa đơn, việc kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp và đề nghị của doanh nghiệp (mẫu số 3.14 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính); trong thời hạn 5 ngày làm việc, có văn bản thông báo doanh nghiệp chuyển sang tự in, đặt in hóa đơn để sử dụng hoặc tiếp tục mua hóa đơn của cơ quan thuế nếu không đáp ứng điều kiện tự in hoặc đặt in hóa đơn (mẫu số 3.15 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC).

Trường hợp doanh nghiệp chuyển sang tự in, đặt in hóa đơn để sử dụng:
 
  – Doanh nghiệp phải dừng sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tự in, đặt in trên thông báo phát hành hóa đơn.
 
  – Doanh nghiệp nộp báo cáo tình hình sử dụng kèm theo bảng kê hóa đơn không tiếp tục sử dụng (mẫu số 3.12 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC). Thời hạn nộp chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được sử dụng hóa đơn do doanh nghiệp tự in, đặt in theo thông báo phát hành của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện hủy hóa đơn mua của cơ quan thuế không tiếp tục sử dụng và gửi Thông báo kết quả hủy hóa đơn đến cơ quan thuế theo quy định tại Điều 29 Thông tư số 39/2014/TT-BTC.
 

—————————————————————————–

Chi tiết từng đối tượng như sau:

4.1. Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế:

a, Các bước công bố công khai “Danh sách doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế”:

Doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế tại điểm d khoản 1 Điều này là các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu dưới 15 tỷ đồng và có một trong các dấu hiệu sau:

  a) Không có quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp các cơ sở vật chất sau: nhà máy; xưởng sản xuất; kho hàng; phương tiện vận tải; cửa hàng và các cơ sở vật chất khác.
  b) Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khai thác đất, đá, cát, sỏi.
  c) Doanh nghiệp có giao dịch qua ngân hàng đáng ngờ theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
  d) Doanh nghiệp có doanh thu từ việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp khác mà chủ các doanh nghiệp này có mối quan hệ cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột hoặc quan hệ liên kết sở hữu chéo chiếm tỷ trọng trên 50% trên tổng doanh thu kinh doanh trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN của năm quyết toán.
  đ) Doanh nghiệp không thực hiện kê khai thuế theo quy định: Không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh theo giấy phép đăng ký kinh doanh; nghỉ kinh doanh quá thời hạn đã thông báo tạm nghỉ kinh doanh với cơ quan thuế và cơ quan thuế kiểm tra xác nhận doanh nghiệp có sản xuất kinh doanh nhưng không kê khai thuế; không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh và không khai báo với cơ quan thuế hoặc cơ quan thuế kiểm tra không xác định được nơi đăng ký thường trú, tạm trú của người đại diện theo pháp luật, chủ doanh nghiệp.
  e) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bị khởi tố về tội trốn thuế, tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.
  g) Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh từ 2 lần trở lên trong vòng 12 tháng mà không khai báo theo quy định hoặc không kê khai, nộp thuế ở nơi đăng ký mới theo quy định.
  h) Doanh nghiệp có dấu hiệu bất thường khác theo tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế của cơ quan thuế.

—————————————————————————-
 

Bộ phận Kiểm tra Chi cục Thuế thực hiện:
  – Rà soát, kiểm tra thực tế, lập danh sách doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế phải chuyển sang mua hóa đơn của cơ quan thuế do Chi cục Thuế quản lý, gồm các chỉ tiêu: tên, mã số thuế, địa chỉ đăng ký kinh doanh, dấu hiệu rủi ro (nêu cụ thể), thời gian phải chuyển sang mua hóa đơn của cơ quan thuế… trình Chi cục trưởng ký và gửi Cục Thuế trước ngày 5 hàng tháng.
 
  – Gửi file excel “danh sách doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế thực hiện mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành” (theo mẫu kèm theo công văn này) sang phòng Kiểm tra được Cục Thuế giao làm đầu mối tổng hợp.
 
Phòng Kiểm tra Cục Thuế thực hiện:
  – Rà soát, kiểm tra thực tế, lập danh sách doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế phải chuyển sang mua hóa đơn của cơ quan thuế thuộc Cục Thuế quản lý, chuyển Phòng Kiểm tra được Cục Thuế giao làm đầu mối để tổng hợp.
  – Phòng Kiểm tra (phòng được giao làm đầu mối tổng hợp) tổng hợp danh sách doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế của Chi cục Thuế và doanh nghiệp do Cục thuế quản lý; trình Cục trưởng Cục Thuế ký ban hành Quyết định kèm theo “danh sách doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế thực hiện mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành” (gồm các chỉ tiêu: Tên, mã số thuế, địa chỉ đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế quản lý trực tiếp, thời gian phải chuyển sang mua hóa đơn của cơ quan thuế…); gửi phòng Tuyên truyền hỗ trợ Cục Thuế và phòng/bộ phận Ấn chỉ Cục Thuế/Chi cục Thuế.
  – Gửi file excel “danh sách doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế thực hiện mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành” (theo mẫu kèm theo công văn này) sang phòng Tuyên truyền hỗ trợ Cục Thuế.
  – Lập, in và gửi doanh nghiệp thông báo về việc dừng sử dụng hóa đơn tự in, đặt in và chuyển sang mua hóa đơn của cơ quan thuế chậm nhất là ngày 15 hàng tháng.

Phòng Tuyên truyền hỗ trợ Cục Thuế thực hiện:
  – Nhận, đăng tải “Danh sách doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế” lên trang thông tin điện tử của Cục Thuế để đồng bộ hóa tự động lên trang thông tin điện tử Tổng cục Thuế. Thời hạn đăng tải chậm nhất là ngày 15 hàng tháng.
 
Trong thời gian chưa thực hiện được việc đồng bộ tự động lên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Phòng Tuyên truyền hỗ trợ Cục Thuế thực hiện gửi file excel Danh sách để Vụ Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế tổng hợp, đăng tải “Danh sách doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế thực hiện mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành” lên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
 

b. Doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in chuyển sang mua hóa đơn của cơ quan thuế thực hiện như sau:

– Kể từ ngày doanh nghiệp bắt đầu mua hóa đơn của cơ quan thuế, doanh nghiệp phải dừng việc sử dụng hóa đơn tự in, đặt in. Thời hạn dừng sử dụng hóa đơn tự in, đặt in và chuyển sang sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày Cục trưởng Cục thuế ban hành Quyết định và thông báo cho doanh nghiệp.

– Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày Cục trưởng Cục Thuế có văn bản thông báo cho doanh nghiệp biết, doanh nghiệp lập báo cáo hóa đơn hết giá trị sử dụng (mẫu số 3.12 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC). Doanh nghiệp thực hiện hủy các hóa đơn tự in, đặt in hết giá trị sử dụng và thông báo kết quả hủy hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo hướng dẫn tại Điều 29 Thông tư 39/2014/TT-BTC.
 
Cơ quan thuế có trách nhiệm bán hóa đơn cho doanh nghiệp để sử dụng ngay sau khi có thông báo cho doanh nghiệp về việc dừng sử dụng hóa đơn tự in, đặt in và nhận được đầy đủ hồ sơ mua hóa đơn của doanh nghiệp.
 
Căn cứ báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và báo cáo hóa đơn hết giá trị sử dụng (mẫu số 3.12 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC) của tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp, kể từ thời điểm doanh nghiệp bắt đầu mua hóa đơn của cơ quan thuế, cơ quan thuế quản lý trực tiếp thực hiện thông báo hóa đơn đặt in không còn giá trị sử dụng đối với những hóa đơn đặt in đã thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng của doanh nghiệp khi chuyển sang mua hóa đơn của cơ quan thuế.

———————————————————————————
 

4.2, Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế phải thực hiện như sau:
 
– Khi ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế do có hành vi vi phạm về hóa đơn; cơ quan thuế ghi rõ tại Quyết định xử phạt thời điểm doanh nghiệp không được sử dụng hóa đơn tự in đặt in mà phải chuyển sang mua hóa đơn của cơ quan thuế. Doanh nghiệp chuyển sang sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế.
 
– Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế có hiệu lực thi hành đối với doanh nghiệp hướng dẫn tại khoản 3 Điều 11 Thông tư số 39/2014/TT-BTC, doanh nghiệp lập báo cáo hóa đơn hết giá trị sử dụng (mẫu số 3.12 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC), Doanh nghiệp thực hiện hủy các hóa đơn tự in, đặt in hết giá trị sử dụng và thông báo kết quả hủy hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo hướng dẫn tại Điều 29 Thông tư 39/2014/TT-BTC.
 
Phòng/Bộ phận kiểm tra, thanh tra Cục Thuế/Chi cục Thuế thực hiện:
  – Khi ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế do có hành vi vi phạm về hóa đơn; thực hiện chuyển cho phòng/bộ phận ấn chỉ Cục Thuế/Chi cục Thuế ngay trong ngày.
 
  – Trường hợp nhận được thông báo của cơ quan có liên quan (Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Công an và các cơ quan liên quan theo quy định của pháp luật) về việc doanh nghiệp có hành vi trốn thuế, gian lận thuế; thực hiện kiểm tra, rà soát, ban hành văn bản thông báo về hành vi trốn thuế gian lận thuế và chuyển cho phòng/bộ phận ấn chỉ ngay trong ngày.
 
Phòng/bộ phận ấn chỉ Cục Thuế/Chi cục Thuế thực hiện:

  – Nhận Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế do có hành vi vi phạm về hóa đơn và văn bản thông báo về hành vi trốn thuế, gian lận thuế do phòng/bộ phận kiểm tra Cục Thuế/Chi cục Thuế chuyển sang.
 
  – Căn cứ báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và báo cáo hóa đơn hết giá trị sử dụng (mẫu số 3.12 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC) của tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp, kể từ thời điểm doanh nghiệp bắt đầu mua hóa đơn của cơ quan thuế, cơ quan thuế quản lý trực tiếp thực hiện thông báo hóa đơn đặt in không còn giá trị sử dụng đối với những hóa đơn đặt in đã thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng của doanh nghiệp khi chuyển sang mua hóa đơn của cơ quan thuế.

 

————————————————————————————————-

Kế toán Thiên Ưng xin chúc các bạn thành công.
Các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về thuế GTGT, TNCN, TNDN… Kỹ năng quyết toán thuế thì có thể có tham gia: 
Lớp học kế toán thuế thực tế chuyên sâu.

__________________________________________________

thủ tục mua hóa đơn bán hàng trực tiếp tại chi cục thuế