Hạch toán nhượng bán TSCĐ như nào? Thủ tục nhượng bán tài sản cố định ra sao? Kế toán Thiên Ưng xin trích các quy định về nhượng bán TSCĐ, cách hạch toán nhượng bán TSCĐ chi tiết:
Căn cứ theo Điều 35, Điều 93 và Điều 94 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định cụ thể như sau:
————————————————————————-
1. Thủ tục nhượng bán tài sản cố định:
TSCĐ nhượng bán thường là những TSCĐ không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả.
– Khi nhượng bán TSCĐ hữu hình phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết như sau:
– Lập Hội đồng xác định giá TSCĐ.
– Quyết định nhượng bán TSCĐ.
– Thông báo công khai và tổ chức đấu giá.
– Biên bản đánh giá lại TSCĐ
– Hợp đồng mua bán TSCĐ.
– Biên bản giao nhận TSCĐ
– Lập hóa đơn GTGT nhượng bán TSCĐ.
– Và các chứng từ liên quan đến nhượng bán.
Xem thêm: Cách viết hóa đơn thanh lý TSCĐ.
———————————————————————–
2. Cách hạch toán nhượng bán TSCĐ:
– Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ, hóa đơn và các chứng từ liên quan đến nhượng bán TSCĐ các bạn hạch toán nhượng bán TSCĐ như sau:
a. Nếu nhượng bán TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh:
– Phản ánh doanh thu nhượng bán TSCĐ:
+/ Nếu DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ các TK 111, 112, 131,. . .
Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311)
Có TK 711 – Thu nhập khác (Giá bán chưa có thuế GTGT).
+/ Nếu DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ các TK 111, 112, 131,. . .
Có TK 711 – Thu nhập khác (Tổng giá thanh toán).
– Ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2141) (Giá trị đã hao mòn)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá trị còn lại)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).
– Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi:
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 141, 331,… (tổng giá thanh toán).
– Ghi nhận khoản thu từ bán hồ sơ thầu liên quan đến hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 138…
Có TK 811 – Chi phí khác.
+) Trường hợp phá dỡ TSCĐ, ghi:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá)
——————————————————————–
Lưu ý:
– Trường hợp thanh lý TSCĐ: … kế toán ghi sổ như trường hợp nhượng bán TSCĐ nêu trên.
– Trường hợpdỡ bỏ hoặchuỷ bỏ TSCĐ -> Được xử lý hạch toán theo quy định hiện hành đối với thanh lý tài sản cố định.
Chi tiết xem thêm:Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định.
– Hạch toán việc nhượng bán, thanh lý TSCĐ vô hình được quy định như hạch toán nhượng bán, thanh lý TSCĐ hữu hình nêu trên.
—————————————————————–
b. Nếu nhượng bán TSCĐ dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án:
– Ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:
Có TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã hao mòn)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).
– Số tiền thu, chi liên quan đến nhượng bán TSCĐ hữu hình ghi vào các tài khoản liên quan theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
c. Nếu nhượng bán TSCĐ dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi:
– Ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:
Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3533) (Giá trị còn lại)
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã hao mòn)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).
– Phản ánh doanh thu nhượng bán TSCĐ:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331) (Nếu có).
– Phản ánh số chi về nhượng bán TSCĐ:
Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532)
Có các TK 111, 112,. . .
————————————————————————-
Xem thêm: Cách hạch toán trích khấu hao tài sản cố định
__________________________________________________