Công cụ dụng cụ mua về hạch toán như thế nào, chi phí phân bổ công cụ dụng cụ hạch toán như thế nào? Công ty kế toán Thiên Ưng xin hướng dẫn cách hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ khi phân bổ, cách hạch toán CCDC khi mua về:
Khi mua CCDC về các bạn hạch toán ghi tăng CCDC:
1. Hạch toán CCDC khi mua về:
Nợ TK 153
Nợ TK 1331
Có TK 1111/ TK 1121/ TK 331
– Sau khi đã xác định được là mua CCDC về dùng cho bộ phần nào, các bạn xác định ngày đưa CCDC vào sử dụng và thời gian muốn sử dụng để tính phân bổ hợp lý. Chi tiết xem tại đây:
Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ
2. Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ:
– Khi xuất CCDC đưa vào sử dụng
a. Nếu giá trị nhỏ và sử dụng cho 1 kỳ thì các bạn đưa luôn vào chi phí:
Nợ TK 154, 623, 627, 641, 642 … (Tùy từng bộ phận để hạch toán nhé)
Có TK 153.
b. Nếu CCDC có giá trị lớn và sử dụng cho nhiều kỳ thì phải đưa vào chi phí trả trước để phân bổ:
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước
Có TK 153
– Đến cuối kỳ (cuối tháng) kế toán tiến hành hạch toán Chi phí Phân bổ CCDC trong tháng đó, theo Bộ phận sử dụng:
Nợ TK 154 – Bộ phận sản xuất (Theo TT 133)
Nợ TK 6421 – Bộ phận Bán hàng (Theo TT 133)
Nợ TK 6422 – Bộ phận Quản lý (Theo TT 133)
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (Theo TT 200)
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (Theo TT 200)
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (Theo TT 200)
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Theo TT 200)
Có TK 242 – CP trả trước
Đó là những công việc mà kế toán phải làm khi phát sinh việc mua CCDC phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Các bạn muốn học thực hành làm kế toán tổng hợp trên chứng từ thực tế, thực hành xử lý các nghiệp vụ hạch toán, tính thuế, kê khai thuế GTGT. TNCN, TNDN… tính lương, trích khấu hao TSCĐ….lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế cuối năm … thì có thể tham gia: Lớp học kế toán thực hành thực tế tại Kế toán Thiên Ưng
__________________________________________________