Quy định về việc xác định thời gian trích khấu hao TSCĐ hữu hình, vô hình trong Doanh nghiệp; Thời gian khấu hao tài sản cố định mua mới, TSCĐ mua cũ đã qua sử dụng …
Lưu ý: Bài viết này Kế toán Thiên Ưng xin trích các quy định về việc xác định thời gian khấu hao TSCĐ trong Doanh nghiệp -> Không áp dụng đối với tài sản cố định tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước.
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 45/2013/TT-BTC và Khoản 5 Điều 1 Thông tư 147/2016/TT-BTC quy định cụ thể như sau:
————————————————————————————————
I. Cách xác định thời gian khấu hao TSCĐ hữu hình:
1. Trường hợp là TSCĐ mua mới(chưa qua sử dụng):
– Doanh nghiệp phải căn cứ vàokhung thời gian trích khấu hao tài sản cố định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC để xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ.
Chi tiết xem tại đây: Khung thời gian trích khấu hao TSCĐ
—————————————————————————-
2. Trường hợp là TSCĐ mua cũ (đã qua sử dụng):
– Thời gian trích khấu hao của TSCĐ đã qua sử dụng được xác định như sau:
Thời gian trích khấu hao của TSCĐ | = | Giá trị hợp lý của TSCĐ | X | Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư 45 nêu trên) |
Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% (hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường) |
Trong đó:
Giá trị hợp lý của TSCĐ là:
– Giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi).
– Giá trị còn lại của TSCĐ.
– Hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá (trong trường hợp được cho, được biếu, được tặng, được cấp, được điều chuyển đến).
Xem thêm:Cách tính khấu hao xe ô tô cũ .
———————————————————————–
3. Khi nào được Thay đổi thời gian trích khấu hao TSCĐ:
a) Nếu DN muốn xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới và đã qua sử dụng khácso với khung thời gian trích khấu hao quy định trên: -> DN phải lập phương án thay đổi thời gian trích khấu hao TSCĐ trên cơ sở giải trình rõ các nội dung sau:
– Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế;
– Hiện trạng TSCĐ (thời gian TSCĐ đã qua sử dụng, thế hệ tài sản, tình trạng thực tế của tài sản);
– Ảnh hưởng của việc tăng, giảm khấu hao TSCĐ đến kết quả sản xuất kinh doanh và nguồn vốn trả nợ các tổ chức tín dụng.
– Đối với các tài sản hình thành từ dự án đầu tư theo hình thức B.O.T, B.C.C thì doanh nghiệp phải bổ sung thêm Hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.
b) Thẩm quyền phê duyệt Phương án thay đổi thời gian trích khấu hao của TSCĐ:
– Bộ Tài chính phê duyệt đối với:
+ Công ty mẹ các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty do nhà nước nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên do các Bộ ngành, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
+ Các công ty con do Công ty mẹ Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nắm giữ 51% vốn điều lệ trở lên.
– Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt đối với :
– Các Tổng công ty, công ty độc lập do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác có trụ sở chính trên địa bàn.
=> Trên cơ sở Phương án thay đổi thời gian trích khấu hao TSCĐ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày được phê duyệt, DN phải thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để theo dõi, quản lý.
c) DN chỉ được thay đổi thời gian trích khấu hao TSCĐmột lần đối với một tài sản. Việc kéo dài thời gian trích khấu hao của TSCĐ bảo đảm không vượt quá tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ và không làm thay đổi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp từ lãi thành lỗ hoặc ngược lại tại năm quyết định thay đổi.
—————————————————————
Khi nào được trích khấu hao nhanh?
– Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế caođược khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ.
– Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm.
-> Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.
-> Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 45, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.
Lưu ý: TSCĐ trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng mới được áp dụng trích khấu hao nhanh theo quy định trên.
Theo khoản 2 điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC
Chi tiết xem thêm:Quy định phương pháp trích khấu hao nhanh.
———————————————————————–
4. Trường hợp có các yếu tố tác động (như việc nâng cấp hay tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ) nhằm kéo dài hoặc rút ngắn thời gian sử dụng đã xác định trước đó của TSCĐ, DN tiến hành xác định lại thời gian trích khấu hao của TSCĐ theo ba tiêu chuẩn nêu trên tại thời điểm hoàn thành nghiệp vụ phát sinh, đồng thời phải lập biên bản nêu rõ các căn cứ làm thay đổi thời gian trích khấu hao, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định trên.
Xem thêm: Cách hạch toán chi phí sửa chữa nâng cấp TSCĐ
—————————————————————————-
II. Cách xác định thời gian khấu hao của TSCĐ vô hình:
1. DN tự xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ vô hình nhưng tối đa không quá 20 năm.
2. Đối với TSCĐ vô hình là giá trị quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất thuê, thời gian trích khấu hao là thời gian được phép sử dụng đất của doanh nghiệp.
3. Đối với TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống cây trồng, thì thời gian trích khấu hao là thời hạn bảo hộ được ghi trên văn bằng bảo hộ theo quy định (không được tính thời hạn bảo hộ được gia hạn thêm).
Xem thêm:Điều kiện ghi nhận TSCĐ vô hình.
——————————————————————————————-
Xem thêm: Các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định
__________________________________________________